Nội dung chính Địa lí 9 cánh diều Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

BÀI 4. NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I. Nông nghiệp

1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

* Yếu tố tự nhiên:

- Địa hình, đất: 

+ Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. 

+ Đất ở khu vực đồi núi phần lớn là đất fe-ra-lit. 

+ Một số khu vực ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có các cao nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ. 

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, có hai đồng bằng lớn và dải đồng bằng ven biển miền Trung với đất phù sa là chủ yếu, thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Khí hậu: 

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với năng suất cao, nhiều cây trồng có giá trị kinh tế lớn. 

+ Khí hậu có sự phân hoá, cho phép đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh với các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau.

- Nguồn nước: Mạng lưới sông, hồ dày đặc, nguồn nước ngầm khá dồi dào. 

- Sinh vật phong phú, có nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt, nhiều đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

* Các nhân tố kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động đông, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao. 

- Khoa học - công nghệ phát triển, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, công nghiệp chế biển được đẩy mạnh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, thu hút vốn đầu tư.....

- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hoá,... 

2. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Sự phát triển ngành trồng trọt:

+ Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Diện tích các loại cây trồng có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phát huy điều kiện sản xuất.

+ Cây lương thực có hạt chiếm diện tích lớn, trong đó lúa là cây trồng chủ yếu.

- Sự phân bố:

+ Sản xuất lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ,.... 

+ Cây công nghiệp lâu năm tập trung thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyễn, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Cây ăn quả được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.....

* Chăn nuôi:

- Sự phát triển:

+ Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, gia cầm.

+ Việc chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. 

+ Công nghệ về giống, thức ăn, thuốc thú y, chế biến,... được đầu tư. 

+ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Sự phân bố: 

+ Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,... 

+ Gia cầm được nuôi rộng khắp, trong đó Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có số lượng đàn gia cầm lớn hàng đầu cả nước.

II. Lâm nghiệp

1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng

- Rừng tự nhiên gồm rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long,... Rừng đặc dụng tập trung nhiều ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và trên các đảo.

- Rừng trồng phân bố nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Rừng trồng chủ yếu là rừng sản xuất, có khả năng khai thác gỗ làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế và xuất khẩu.

2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Hoạt động khai thác rừng đóng góp phần lớn cho giá trị sản xuất lâm nghiệp. 

+ Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Rừng trồng ở nước ta chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa,... 

+ Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm đều tăng nhờ đầy mạnh công tác trồng rừng.

- Sự phân bố: Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

III. Thủy sản

1. Đặc điểm phân bố nguồn lợi thủy sản

- Nguồn lợi thuỷ sản nước ta phong phú. 

- Vùng biển Việt Nam có các ngư trường trọng điểm là: Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang và ngư - trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều ao, hồ,... thuận lợi để nuôi thuỷ sản nước ngọt. 

2. Sự phát triển và phân bố thủy sản

- Sự phát triển: 

+ Giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 tăng trung bình là 6,6%/năm. 

+ Cơ cấu sản lượng thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỉ trọng sản lượng khai thác.

- Sự phân bố:

+ Khai thác hải sản xa bờ ngày càng được đẩy mạnh.

+ Các tỉnh có sản lượng khai thác cá biển lớn là: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định,...

+ Nuôi trồng thuỷ sản với các sản phẩm đa dạng. 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn ở nước ta. 

VI. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh

- Phát triển nông nghiệp xanh đang được đẩy mạnh và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững ở nước ta.

- Phát triển nông nghiệp xanh nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, giảm phát thải và sử dụng hoá chất; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp; đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; góp phần phát triển kinh tế xanh.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay