Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 9 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Địa lí 9 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: Địa lí 9 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là?

  1. Dịch vụ.
  2. Nông nghiệp.
  3. Công nghiệp.
  4. Du lịch.

Câu 2. Đâu là mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao ở nước ta?

  1. Nông nghiệp xanh.
  2. Nông nghiệp hữu cơ.
  3. Nông nghiệp sinh thái
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Cây lương thực ở nước ta bao gồm

  1. Lúa, ngô, khoai, sắn.
  2. Lạc, khoai, sắn, mía.
  3. Lúa, ngô, đậu tương, lạc.
  4. Mía, đậu tương, khoai, sắn.

Câu 4: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là

  1. A.Giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
  2. Đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
  3. B. Số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
  4. Tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.

Câu 5: Đâu là vùng có thu nhập cao cả nước?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đông Nam Bộ.
  3. Đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Câu 6: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ?

  1. A. Thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.
  2. Chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.
  3. Làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.
  4. D. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Câu 7: Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.
  2. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
  3. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
  4. Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ.

Câu 8: Đâu không phải nguyên nhân làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác?

  1. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong ngành nuôi trồng hơn.
  2. Nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
  3. Hoạt động khai thác phụ thuộc vào tự nhiên.
  4. Ngành nuôi trồng chủ động được nguồn hàng.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

  1. Em hãy trình bày đặc điểm phân bố rừng ở nước ta.
  2. Theo em, việc trồng rừng đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở Việt Nam?

Câu 3 (0,5 điểm). Để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, theo em cần có những giải pháp nào?

 

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CÁNH DIỀU

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

A

C

B

D

A

A

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Sự phân bố ngành lâm nghiệp:

- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).

1,0

b. Việc trồng rừng có nhiều ý nghĩa:

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

- Mô hình nông – lâm kết hợp còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống người dân.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

* Quần cư nông thôn

- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

* Quần cư thành thị

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

1,0

 

 

 

Câu 3

(0,5 điểm)

Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp sau:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý tới các hoạt động dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

0,5

 

TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số

 

 

1

 

 

 

 

 

Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1

 

 

 

 

1

 

 

Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng

1

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1

1 ý

1

 

 

 

 

1 ý

Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về mô hình sản xuất nông nghiệp

1

 

 

1

 

 

 

 

Bài 6: Công nghiệp

1

 

1

 

 

 

 

 

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

4

1

0

1

0

1 ý

Điểm số

1,0

1,0

1,0

0,5

0

1,0

0

0,5

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

 

TRƯỜNG THCS.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ – CÁNH DIỀU)

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số

Thông hiểu

Sao định được nguyên nhân tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm.

1

 

C6

 

Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Nhận biết

Nhận biết hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là nông nghiệp.

1

 

C1

 

Vận dụng

So sánh và nêu sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta.

 

1

 

C2

(TL)

Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng

Nhận biết

Nhận biết vùng có thu nhập cao cả nước.

1

 

C5

 

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Nhận biết

- Nhận biết các loại cây lương thực ở nước ta.

- Nhận biết đặc điểm phân bố rừng ở nước ta.

1

1

C3

C1 ý a

(TL)

Thông hiểu

Định nguyên nhân làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.

1

 

C8

 

Vận dụng cao

Phân tích lợi ích của việc trồng rừng đối với sự phát triển của đất nước.

 

1

 

C1 ý b

(TL)

Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về mô hình sản xuất nông nghiệp

Nhận biết

Nhận biết mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao ở nước ta.

1

 

C2

 

Thông hiểu

Nêu các biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta.

 

1

 

C3

(TL)

Bài 6: Công nghiệp

Nhận biết

Nhận biết đặc điểm của ngành công nghiệp ở nước ta.

1

 

C7

 

Thông hiểu

Xác định thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

 

 

C4

 

 

Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận
Đề thi địa lí 9 cánh diều có ma trận

Đang cập nhật....

=> Giáo án địa lí 9 cánh diều

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 địa lí 9 cánh diều, đề thi cuối kì 1 địa lí 9 cánh diều, đề thi địa lí 9 sách cánh diều, đề thi địa lí 9 sách cánh diều mới

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay