Phiếu trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

BÀI 4: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

(32 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Cây lương thực ở nước ta bao gồm:

  • A. lúa, ngô, khoai, sắn.
  • B. lạc, khoai, sắn, mía.
  • C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.
  • D. mía, đậu tương, khoai, sắn.

Câu 2: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với

  • A. các đồng cỏ tươi tốt.
  • B. vùng trồng cây hoa màu.
  • C. vùng trồng cây công nghiệp.
  • D. vùng trồng cây lương thực.

Câu 3: Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?

  • A. Các dải rừng ngập mặn ven biển.
  • B. Khu dự trữ thiên nhiên.
  • C. Rừng gỗ thông nhựa.
  • D. Các vườn quốc gia.

Câu 4: Ở nước ta, vùng nào có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn?

  • A. Vùng biển ven các đảo, vũng vịnh.
  • B. Bãi triều, đầm phá ven biển.
  • C. Sông, suối, ao, hồ.
  • D. Khu vực rừng ngập mặn.

Câu 5: Một số vùng cao nguyên rộng lớn ở nước ta là:

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 6: Trâu được nuôi nhiều ở đâu nước ta?

  • A. Duyên hải miền Trung.
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Nước ta gồm những loại rừng nào?

  • A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
  • B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
  • C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
  • D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Câu 8: Sản phẩm nông nghiệp của nước ta chủ yếu có nguồn gốc:

  • A. nhiệt đới.
  • B. ôn đới.
  • C. cận nhiệt.
  • D. hàn đới.

Câu 9: Vùng nào có tổng diện tích rừng lớn ở nước ta?

  • A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nam bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
  • D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 10: Hai vùng chuyên canh lúa lớn nhất nước ta là

  • A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là:

  • A. cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
  • B. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
  • C. hạn chế thiên tai, lũ lụt; chắn cát, chắn sóng ven biển.
  • D. tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người dân.

Câu 12: Đặc điểm của địa hình và đất nước ta là:

  • A. Có 3/4 diện tích là đồng bằng, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
  • B. Có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
  • C. Có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi cao, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
  • D. Có 3/4 diện tích là cao nguyên, phần lớn là đồi núi cao, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.

Câu 13: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là gì?

  • A. Dân cư và nguồn lao động; khí hậu; nguồn nước; địa hình.
  • B. Địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
  • C. Thị trường tiêu thụ; địa hình và đất; sinh vật.
  • D. Khí hậu; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; nguồn nước.

Câu 14: Cây lương thực chính của nước ta là

  • A. Gạo.
  • B. Khoai mì.
  • C. Ngô.
  • D. Bông.

Câu 15: Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là:

  • A. Tôm, cá.
  • B. Tôm, cua.
  • C. Cua, ngọc trai.
  • D. Trai ngọc, cá.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta là:

  • A. Kiên Giang, Quảng Ninh, Cà Mau.
  • B. Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang.
  • C. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Quảng Ninh.
  • D. Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau.

Câu 2: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là:

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  • B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là:

  • A. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.
  • B. đất phù sa, khí hậu có nhiều thiên tai và nguồn nước dồi dào.
  • C. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa khô thiếu nước.
  • D. đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

Câu 4: Ở vùng trung du và miền núi nước ta có thế mạnh phát triển hoạt động nông nghiệp nào sau đây?

  • A. Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
  • B. Cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.
  • C. Cây hàng năm và chăn nuôi gia súc lớn.
  • D. Cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Câu 5: Nền nông nghiệp nước ta có tính chất nhiệt đới không phải do:

  • A. Sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú.
  • C. Nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào.
  • D. Người lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
  • C. Khí hậu phân hóa đa dạng.
  • D. Tài nguyên đất đai đa dạng.

Câu 7: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:

  • A. nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn.
  • B. nước ta có những bãi triều, đầm phá.
  • C. có nhiều đảo, vũng, vịnh.
  • D. có nhiều sông, hồ, suối, ao.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về địa hình và đất ở nước ta?

  • A. Có 3/4 là diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
  • B. Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit.
  • C. Có ba châu thổ lớn.
  • D. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa.

Câu 9: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là:

  • A. Sóc Trăng, Trà Vinh.
  • B. Kiên Giang, Quảng Ngãi.
  • C. Cần Thơ, Long An.
  • D. An Giang, Bến Tre.

Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng?

  • A. Nguồn thức ăn, phụ phẩm từ ngành trồng trọt đa dạng và thị trường tiêu thụ lớn.
  • B. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển và hiện đại nhất cả nước.
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn.
  • D. Có nhiều giống lợn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là:

  • A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
  • B. mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước.
  • C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản.
  • D. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 2: Vùng nào có tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất nước ta?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Nam Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Tây Bắc.

Câu 3: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là:

  • A. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
  • B. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
  • C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
  • D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

Câu 4: Năng suất lúa nước ta tăng nhanh là do nguyên nhân chính nào?

  • A. Bón nhiều phân hóa học.
  • B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.
  • C. Tăng diện tích.
  • D. Sử dụng giống mới.

Câu 5: Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là:

  • A. quảng canh, cơ giới hóa.
  • B. luân canh và xen canh.
  • C. đa canh và xen canh.
  • D. thâm canh, chuyên môn hóa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là:

  • A. tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
  • B. đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
  • C. khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
  • D. tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.

Câu 2: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện nào?

  • A. Khí hậu, nguồn nước.
  • B. Địa hình và đất trồng.
  • C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
  • D. Khí hậu và đất trồng.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay