Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 9 cánh diều
Lịch sử 9 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ




































Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 9 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 7: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1989)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ
Nhận biết được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng Hình 7.1 – 7.3, mục Góc mở rộng, thông tin trong bài học để tìm hiểu về nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tài liệu về một cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh mà em quan tâm để giới thiệu với thầy cô và bạn bè.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về Chiến tranh lạnh để mở rộng và nâng cao nhận thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Chiến tranh lạnh.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Chiến tranh lạnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh, video “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 10/11/1989 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Em đã từng nghe và biết đến sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989 chưa?
- Nêu một vài hiểu biết của em về sự kiện này.
c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp xem hình ảnh, video về sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ”.
Bức tường Béc-lin bắt đầu được xây dựng ngày 13/8/1961 | |
“Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989
https://www.youtube.com/watch?v=SoDZvKUlMNc&t=1s
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Em đã từng nghe và biết đến sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989 chưa?
+ Nêu một vài hiểu biết của em về sự kiện này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, video, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong nêu một số hiểu biết về sự kiện “Bức tường Béc-lin sụp đổ” ngày 9/11/1989.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học:
Trong đêm 12, rạng sáng ngày 13/8/1961, toàn bộ phương tiện giao thông giữa Đông và Tây thành phố Béc-lin bị đột ngọt chặn lại. Trong một đêm, 14 500 quân Đức, được sự yểm trợ của quân đội Liên Xô, đã xây dựng bức tường gần 50 km. Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Hiện nay, phần còn lại của bức tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bức tường Béc-lin, ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh Lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Vậy, Chiến tranh lạnh diễn ra do những nguyên nhân nào? Biểu hiện và hậu quả của cuộc chiến tranh này là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989). -----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
BÀI 3. CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
I. NHẬT BẢN
- Em hãy mô tả sự kiện quân đội Nhật Bản tiến vào vùng Mãn Châu (Trung Quốc). Những chi tiết được phản ánh trong bức ảnh gợi cho chúng ta một câu hỏi lớn: Tại sao quân đội Nhật lại có mặt ở Trung Quốc? Tìm hiểu tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đó?
- Em hãy xác định những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918–1945?
- Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập vào năm nào?
- Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu từ năm nào?
- Năm 1931, Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?
- Tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
II. TRUNG QUỐC
- Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc bùng nổ vào thời gian nào?
- Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập vào năm nào?
- Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?
III. ẤN ĐỘ
- Em hãy cho biết M. Gan-đi (M. Gandhi) đã có hành động gì để chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với người dân Ấn Độ. Tại sao có thể gọi hành động của ông là "bất bạo động"?
- Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?
V. ĐÔNG NAM Á
- Em hãy nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á?
- Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào?
- Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 1: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1989)
(17 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh lạnh?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh.
B. Sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ; Mỹ lo ngại sự phát triển chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.
C. Các nước đế quốc cùng mâu thuẫn với Liên Xô, tiến hành cô lập và tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Cuộc đại suy thoái kinh tế khiến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng trở nên sâu sắc.
Câu 2: Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô vào:
A. Tháng 2/1950. | B. Tháng 3/1985. | C. Tháng 12/1948. | D. Tháng 3/1947. |
Câu 3: Mỹ thực hiện kế hoạch Phục hưng châu Âu vào:
A. Năm 1955. | B. Giai đoạn 1948 - 1951. | C. Năm 1949. | D. Giai đoạn 1950 – 1953. |
Câu 4: Khối quân sự nào được Mỹ thành lập năm 1954?
A. NATO. | B. ANZUS. | C. CENTO. | D. SEV. |
Câu 5: Hội đồng tương trợ kinh tế do Khối xã hội chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu) thành lập là:
A. SEV. | B. ECSC. | C. ECE. | D. WEF. |
Câu 6: Hiệp định tương trợ Xô – Trung được diễn ra vào:
A. Tháng 2/1950. | B. Tháng 3/1985. | C. Tháng 12/1948. | D. Tháng 3/1947. |
Câu 7: Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va do Khối xã hội chủ nghĩa thành lập vào năm:
A. 1951. | B. 1953. | C. 1955. | D. 1957. |
Câu 8: Biểu hiện của Chiến tranh lạnh là:
A. Cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ.
B. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới - bao gồm tất cả các cường quốc, tạo thành hai liên minh quân sự đối lập
C. Không có cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng vẫn bùng nổ.
D. Là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
Câu 9: Một trong các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra trong thời kì Chiến tranh lạnh là:
A. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp và Mỹ.
B. Chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản.
C. Chiến tranh xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ.
D. Chiến tranh Thái Bình Dương.
Câu 10: Chiến tranh Triều Tiên – một trong các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra vào giai đoạn nào?
A. 1951 – 1954. | B. 1953 - 1957. | C. 1950 - 1953. | D. 1960 – 1961. |
Câu 11: Tháng 3/1985 diễn ra sự kiện gì trong Chiến tranh lạnh?
A. Tại quốc đảo Man-ta, Goóc-ba-chốp và Bút-sơ đại diện Chính phủ Liên Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền ở Liên Xô, quan hệ Liên Xô – Mỹ trở nên hòa dịu.
C. Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.
D. Học thuyết Giư-đa-nốp được đưa ra, khẳng định sự tồn tại hai mặt trận đối lập trên thế giới.
Câu 12: Tháng 12/1989 diễn ra sự kiện gì trong Chiến tranh lạnh?
A. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Bức tường Béc-lin – biểu tượng của Chiến tranh lạnh sụp đổ.
C. Liên Xô viện trợ cho các nước Đông Âu.
D. Tại quốc đảo Man-ta, Goóc-ba-chốp và Bút-sơ đại diện Chính phủ Liên Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 13: Hậu quả của Chiến tranh lạnh là:
A. Đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu.
B. Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối.
C. Bản đồ thế giới được chia lại, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
D. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?
A. Sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.
B. Tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô.
C. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.
D. Các nước đế quốc cùng mâu thuẫn với Liên Xô, tiến hành cô lập và tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Đâu không phải là một trong các chính sách về kinh tế của Khối xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô đứng đầu)?
A. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Liên Xô viện trợ cho các nước Đông Âu.
C. Viện trợ cho Nhật Bản.
D. Kí Hiệp định tương trợ Xô – Trung.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1924-1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.
C. Thu hút được lao động có trình độ cao.
D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn.
Câu 2. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi.
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam.
C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa.
D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới.
Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện là
A. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao.
D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật.
Câu 4: Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
C. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
D. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.
Câu 5: Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1942)?
A. Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao.
B. Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất.
C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố.
D. Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống chương trình học tập tiên tiến.
Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Tiểu tư sản và tư sản.
B. Tư sản và vô sản.
C. Vô sản và tiểu tư sản.
D. Tư sản, tiểu tư sản và vô sản.
Câu 7: Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).
B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).
D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).
Câu 8: Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
C. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Nêu những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930?
b. Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động Cách mạng?
Câu 2 (1,5 điểm). Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?
Câu 3 (0,5 điểm). Việt Nam đã tận dụng cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh để giành độc lập như thế nào?
------Còn tiếp-----------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 9 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 9 cánh diều, soạn lịch sử 9 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS