Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều

Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 9 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 1: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1989)

(27 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh lạnh?

  1. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh.
  2. Sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ; Mỹ lo ngại sự phát triển chủ nghĩa xã hội, ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.
  3. C. Các nước đế quốc cùng mâu thuẫn với Liên Xô, tiến hành cô lập và tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Cuộc đại suy thoái kinh tế khiến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng trở nên sâu sắc.

Câu 2: Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô vào:

A. Tháng 2/1950.

B. Tháng 3/1985.

C. Tháng 12/1948.

D. Tháng 3/1947.

Câu 3: Mỹ thực hiện kế hoạch Phục hưng châu Âu vào:

A. Năm 1955.

B. Giai đoạn 1948 - 1951.

C. Năm 1949.

D. Giai đoạn 1950 – 1953.

Câu 4: Khối quân sự nào được Mỹ thành lập năm 1954?

A. NATO.

B. ANZUS.

C. CENTO.

D. SEV.

Câu 5: Hội đồng tương trợ kinh tế do Khối xã hội chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu) thành lập là:

A. SEV.

B. ECSC.

C. ECE.

D. WEF.

Câu 6: Hiệp định tương trợ Xô – Trung được diễn ra vào:

A. Tháng 2/1950.

B. Tháng 3/1985.

C. Tháng 12/1948.

D. Tháng 3/1947.

 

Câu 7: Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va do Khối xã hội chủ nghĩa thành lập vào năm:

A. 1951.

B. 1953.

C. 1955.

D. 1957.

Câu 8: Biểu hiện của Chiến tranh lạnh là:

  1. Cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ.
  2. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới - bao gồm tất cả các cường quốc, tạo thành hai liên minh quân sự đối lập
  3. Không có cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng vẫn bùng nổ.
  4. Là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

Câu 9: Một trong các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra trong thời kì Chiến tranh lạnh là:

  1. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp và Mỹ.
  2. Chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản.
  3. Chiến tranh xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ.
  4. Chiến tranh Thái Bình Dương.

Câu 10: Chiến tranh Triều Tiên – một trong các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra vào giai đoạn nào?

A. 1951 – 1954.

B. 1953 - 1957.

C. 1950 - 1953.

D. 1960 – 1961.

Câu 11: Tháng 3/1985 diễn ra sự kiện gì trong Chiến tranh lạnh?

  1. Tại quốc đảo Man-ta, Goóc-ba-chốp và Bút-sơ đại diện Chính phủ Liên Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
  2. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền ở Liên Xô, quan hệ Liên Xô – Mỹ trở nên hòa dịu.
  3. Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.
  4. Học thuyết Giư-đa-nốp được đưa ra, khẳng định sự tồn tại hai mặt trận đối lập trên thế giới.

Câu 12: Tháng 12/1989 diễn ra sự kiện gì trong Chiến tranh lạnh?

  1. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
  2. Bức tường Béc-lin – biểu tượng của Chiến tranh lạnh sụp đổ.
  3. Liên Xô viện trợ cho các nước Đông Âu.
  4. Tại quốc đảo Man-ta, Goóc-ba-chốp và Bút-sơ đại diện Chính phủ Liên Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 13: Hậu quả của Chiến tranh lạnh là:

  1. Đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu.
  2. Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối.
  3. Bản đồ thế giới được chia lại, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
  4. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

  1. Sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.
  2. Tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô.
  3. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.
  4. Các nước đế quốc cùng mâu thuẫn với Liên Xô, tiến hành cô lập và tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Đâu không phải là một trong các chính sách về kinh tế của Khối xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô đứng đầu)?

  1. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
  2. Liên Xô viện trợ cho các nước Đông Âu.
  3. Viện trợ cho Nhật Bản.
  4. Kí Hiệp định tương trợ Xô – Trung.

Câu 3: Đâu không phải là khối quân sự được thành lập bởi Khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ chi phối ?

A. NATO.

B. ANZUS.

C. Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va.

D. SEATO.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

  1. Hình thành hai khối đối lập là Khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ chi phối và Khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
  2. Cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng.
  3. Các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng vẫn bùng nổ.
  4. Có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu 5: Đâu không phải là một cuộc chiến tranh cục bộ của Chiến tranh lạnh?

  1. Chiến tranh chống xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
  2. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
  3. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).
  4. Chiến tranh Bô-xni-a (1992 – 1995).

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hậu quả của Chiến tranh lạnh?

  1. A. Đẩy thế giới vào tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới có vũ khí hạt nhân.
  2. B. Khiến nền kinh tế Mỹ và Liên Xô suy yếu, tạo cơ hội cho các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.
  3. C. Để lại hậu quả nặng nề cho thế giới: vũ khí hạt nhân, khủng bổ, nạn chia cắt đất nước.
  4. Bản đồ thế giới được chia lại, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thuật ngữ “lạnh” trong Chiến tranh lạnh có ý nghĩa gì?

  1. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới nên thực hiện chính sách ngăn chặn, bao vây, cô lập Liên Xô.
  2. Không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường Liên Xô – Mỹ, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị.
  3. Cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường Mỹ - Liên Xô trên lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật.
  4. Cuộc chiến tranh thế giới mới có vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô.

Câu 2: Đâu không phải là một trong những đặc điểm của Chiến tranh lạnh?

  1. A. Là cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu.
  2. B. Cuộc đối đầu diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, chi phối quan hệ quốc tế toàn cầu, lôi kéo phần lớn các nước trên thế giới tham gia.
  3. C. Quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ và chạy đua vũ trang diễn ra trên quy mô toàn cầu.
  4. D. Là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

Câu 3: Sáng lập nên Học thuyết Tơ-ru-man và khối quân sự NATO là:

A. Giư-đa-nốp.

B. Goóc-ba-chốp.

C. H.Tơ-ru-man.

D. Bút-xơ.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây nói về sự kiện nào?

A. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

B. Bức tường Béc-lin – biểu tượng của Chiến tranh lạnh sụp đổ.

C. Liên Xô viện trợ cho các nước Đông Âu.

D. Goóc-ba-chốp và Bút-sơ đại diện Chính phủ Liên Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

 

Câu 5: Hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung gì?

  1. Sự đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô thể hiện qua sự đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và Vác-xa-va.
  2. Hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng.
  3. Mỹ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng bùng nổ tại hầu hết các cường quốc trên thế giới.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Khẳng định sự tồn tại hai mặt trận đối lập trên thế giới: mặt trận đế quốc phản dân chủ do Mỹ cầm đầu và mặt trận xã hội chủ nghĩa vì hòa bình và dân chủ do Liên Xô lãnh đạo là nội dung học thuyết:

A. Giư-đa-nốp (Liên Xô).

C. Bút-sơ (Mỹ).

B. Tơ-ru-man (Mỹ).

D. Gooc-ba-chốp (Liên Xô).

Câu 2: Đâu không phải hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam là:

A.Tác động trực tiếp đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX.

  1. B. Thúc đẩy việc quốc tế hoá các cuộc xung đột ở Đông Dương và Việt Nam, làm cho quy mô chiến tranh mở rộng, thời gian kéo dài và tính chất phức tạp.
  2. C. Nhân dân hai miền Nam, Bắc đã phải hi sinh nhiều sức người, sức của để chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
  3. D. Sau năm 1975, Chiến tranh lạnh thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Câu 3: Biểu tượng mạnh mẽ nhất nhất của Chiến tranh lạnh là:

  1. B52 - cỗ máy răn đe hạt nhân trên không chủ lực của Mỹ.
  2. Bước tường Béc-lin (1961 – 1989).
  3. Tên lửa Minuteman 3.
  4. Đám mây hình nấm - loại vũ khí hạt nhân mạnh nhất được kích nổ bởi con người.

 

Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án lịch sử 9 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều, đề trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập lịch sử 9 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay