Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 9 cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 4: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

(11 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh.

  • Anh, Pháp, Mỹ: thõa mãn với trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
  • Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: bất mãn với trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

+ Đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933:

  • Mâu thuẫn giữa hai nhóm nước trở nên sâu sắc, chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, chủ nghĩa quân phiệt phục hồi ở Nhật. 
  • Đức, Nhật, I-ta-li-a chủ trương gây chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa thế giới. 

- Các nước đế quốc cùng mâu thuẫn với Liên Xô: Anh, Pháp thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp với chủ nghĩa phát xít, chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. 

 

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ hai đã lôi cuốn các quốc gia nào trên thế giới vào cuộc chiến?

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ hai lôi cuốn phần lớn các quốc gia vào cuộc chiến, chủ yếu giữa Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và Liên Xô, Mỹ, Anh. 

- Chiến sự diễn ra trên toàn thế giới, nhưng khốc liệt nhất ở chiến trường châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương.

- Chiến tranh kéo dài từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1945, chia thành hai giai đoạn. 

 

Câu 3: Nêu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra hậu quả nặng nề về sinh mạng và vật chất với toàn nhân loại.

- Về sinh mạng:

+ Hơn 1,7 tỉ người của hơn 70 quốc gia bị lôi kéo vào cuộc chiến.

+ Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. 

+ Riêng Liên Xô có hơn 27 triệu người chết. 

- Về vật chất:

+ Hàng nghìn thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế trên thế giới bị phá hủy.

+ Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1 000 năm trước cộng lại. 

 

Câu 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Liên Xô và các nước khác thuộc phe Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Sự đoàn kết trong phe Đồng minh. Đặc biệt là sự phối hợp chiến đấu của quân đội Liên Xô, Mỹ và Anh.

+ Sự đóng góp của nhân dân các nước bị quân phát xít chiếm đóng. 

→ Là thắng lợi của tính chính nghĩa, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa do Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản phát động. 

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giúp nhân loại tránh  khỏi thảm họa bị diệt vong bởi chủ nghĩa phát xít.

+ Tạo ra thời cơ cho các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

+ Thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Trình bày diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai:

* Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (1939 – 1941)

- Ngày 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan, châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Ở mặt trận Tây Âu: 

  • Đức tổ chức tổng tiến công, chiếm được hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Anh và một số nước trung lập. 
  • Tháng 6/1941: Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

+ Ở mặt trận Bắc Phi: tháng 9/1940, I-ta-li-a tấn công quân Anh ở Ai Cập. 

+ Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương: 

  • Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, kéo quân vào Đông Dương (tháng 9/1940) và các nước Đông Nam Á khác. 
  • Ngày 7/12/1941: quân Nhật tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng trên biển Thái Bình Dương. 

→ Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.

- Ngày 1/1/1942: khối Đồng minh chống phát xít được thành lập với sự tham gia của 26 nước, đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh.

* Giai đoạn 2: Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 – 1945)

- Tháng 11/1942: Liên Xô mở chiến dịch phản công Xta-lin-grát, giành thắng lợi (tháng 2/1943).

→ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, quân Đồng minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang phản công. 

- Tháng 9/1943: phát xít I-ta-li-a đầu hàng.

- Ngày 6/6/1944: quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng nước Pháp.

- Cuối năm 1944: quân đội Liên Xô đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, tiến vào Đức.

- Từ ngày 16/4 đến ngày 9/5/1945: Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch Béc-lin, đánh bại và buộc Đức đầu hàng không điều kiện.

- Ngày 8/8/1945: Liên Xô tiến đánh hơn 1 triệu quân Nhật tại vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật. 

→ Nhật đầu hàng không điều kiện (15/8/1945).

→ Chiến tranh thứ hai kết thúc. 

 

Câu 2: Đánh giá, nhận xét vai trò của Liên Xô và các nước khác thuộc phe Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

Trả lời:

Vai trò của Liên Xô và các nước khác thuộc phe Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít:

- Liên Xô, Mỹ, Anh giữ vai trò trụ cột, quyết định đối với chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, Liên Xô là nước đi đầu.

- Các lực lượng yêu chuộng hòa bình, các mặt trận đoàn kết chống phát xít trên thé giới góp phần tiêu diệt một bộ phận quân đội của phe phát xít.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và trình bày một số thông tin về phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Đồng Minh là khối liên minh quân sự quốc tế được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai để chống lại sự bành trướng của phe Trục, do Đức, Nhật Bản và I-ta-li-a lãnh đạo. 

- Hình thành từ các thoả ước đồng minh giữa các quốc gia Anh, Pháp, Ba Lan sau khi Đức tấn công và xâm chiếm Ba Lan, khối Đồng minh được bổ sung bởi các thuộc địa của Anh và Pháp như Ấn Độ thuộc Anh, các lãnh thổ tự trị độc lập trong Khối thịnh vượng chung Anh như Ca-na-đa, Úc, Niu-di-lân và Nam Phi. 

- Sau đó, khối Đồng minh tiếp tục được mở rộng khi Đức tiến hành các chiến dịch xâm chiếm Bắc Âu và vùng Ban-kan, với sự gia nhập của các chính phủ lưu vong của Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Hy Lạp và Nam Tư.

- Do tình thế chiến tranh, tư cách thành viên trong khối Đồng minh thay đổi trong suốt cuộc chiến. 

 

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những bài học gì cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?

Trả lời:

Những bài học mà Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay:

- Thứ nhất, muốn tránh chiến tranh trước hết phải có tư tưởng hòa bình; biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau, không xúi giục gây chiến với bất kỳ ai, tránh để xảy ra tình trạng “gậy ông lại đập lưng ông”, hoặc kẻ “gieo gió thì gặt bão”.

- Thứ hai, các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quý, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời, cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.

- Thứ ba, sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới.

 

Câu 3: Sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet về hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX và thực hiện nhiệm vụ: So sánh Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai về phe tham chiến, thành phần các nước tham chiến, phạm vi quy mô, tính chất, mục đích và hậu quả của cuộc chiến tranh.

Trả lời:

So sánh Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

 

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

Phe tham chiến

- Phe Liên minh: Đức, Áo Hung, I-ta-li-a.

- Phe Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.

- Phe Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 

- Phe Đồng minh: Anh, Liên Xô, Mỹ.

Thành phần các nước tham chiến

- Liên minh trung tâm: Đức, Áo - Hung, Đế quốc Ôt-tô-man, Bun-ga-ri và nhiều nước khác.

- Khối Hiệp ước: Pháp, Anh, Nga, Séc-bi, Bỉ, Nhật Bản, Mon-te-ne-gro, Ý, Hoa Kỳ, Ro-ma-ni, Bồ Đào Nha,  Hy Lạp, Xiêm, Trung Quốc và nhiều nước khác.

- Phe tham chiến Đồng Minh: Liên Xô, Hoa Kỳ, Đế quốc Anh, Trung Quốc và nhiều nước khác.

- Phe Trục: Đức, Nhật Bản, I-ta-li-a và nhiều nước khác.

Phạm vi, quy mô

- Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.

- Có quy mô bao trùm toàn bộ thế giới với sự phá hoại và mức độ tàn khốc nhất trong lịch sử, chỉ đứng sau duy nhất Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia.

- Là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại gây nên cái chết của 60 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân, chết vì thiếu lương thực, bệnh tật.

Tính chất cuộc chiến tranh

Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

- Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

- Từ tháng 6/1941: tính chất của chiến tranh có sự thay đổi.

+ Phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

+ Chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

Mục đích cuộc chiến tranh

- Lập lại trật tự thế giới mới, làm sụp đổ 4 đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới là Nga, Đức, Áo - Hung và Đế quốc Ot-to-man.

- Làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. 

- Không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và “thế giới mới” mà nó tạo ra; đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác trầm trọng hơn. 

Chiếm giữ những vùng đất mới, tiêu diệt dân bản địa để đưa tới những người thuộc chủng tộc Đức.

Hậu quả

- Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.

- Nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

- Các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. 

- Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

- Hơn 1,7 tỉ người của hơn 70 quốc gia bị lôi kéo vào cuộc chiến.

- Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. 

- Riêng Liên Xô có hơn 27 triệu người chết. 

- Hàng nghìn thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế trên thế giới bị phá hủy.

- Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1 000 năm trước cộng lại.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: 

a. Có ý kiến cho rằng: “Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

b. Trước những bài học kinh nghiệm từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta cần làm gì để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển?

Trả lời:

a. Đồng ý với ý kiến “Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định”.

Giải thích: 

Những nhân tố bất ổn định của thế giới như:

- Trật tự chính trị, kinh tế thế giới không công bằng.

- Khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn.

- Xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra.

- Các thế lực li khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng.

b. Trước những bài học kinh nghiệm từ Chiến tranh thế giới thứ hai, để để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, chúng ta cần:

- Nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau.

- Tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Câu 2: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về 10 trận đánh khốc liệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

10 trận đánh khốc liệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Trận Monte Cassino: 

+ Diễn ra giữa phe Đồng minh và liên quân Đức – I-ta-li-a vào nửa đầu năm 1944. 

+ Cuộc chiến gồm 4 trận đánh nhỏ hơn diễn ra lần lượt vào các tháng 1, 2, 3 và 5. Phe Đồng minh chiếm được thành Rome của I-ta-li-a nhưng phải trả cái giá rất đắt. 

+ Các bên tham chiến hứng chịu thương vong tới hơn 125.000 người.

- Trận Ardennes:

+ Là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức ở mặt trận phía Tây, được đặt theo khu vực rừng rậm của Bỉ, Pháp và Luxembourg. 

+ Dù gây bất ngờ lớn cho quân Đồng minh, cuối cùng, phát xít Đức vẫn thất trận thảm hại. 

+ Trận đánh đã khiến 186.369 người thương vong. Với khoảng 840.000 lính tham chiến, đây là trận đánh lớn nhất mà Lục quân Mỹ tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trận Kursk: 

+ Là chiến thắng quyết định của Hồng quân Liên Xô trên mặt trận phía Đông.

+ Trận đánh chứng kiến loạt đấu xe tăng lớn nhất trong toàn cuộc chiến tranh. 

+ Phát xít Đức tổn thất tới 500.000 người. 

- Trận đánh Kharkov lần 2: lực lượng quân Đức còn rất mạnh và đủ khả năng tổ chức phòng ngự - phản công mãnh liệt. Chiến thắng này khiến Đức tự tin thái quá. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Đức về sau suy yếu dần trên mặt trận phía Đông.

- Trận Luzon: 

+ Năm 1945, quân Mỹ được phép mở một cuộc tấn công vào Luzon (bị Nhật Bản chiếm vào năm 1942). Trận đánh lớn tại đảo này diễn ra từ ngày 9/1-15/8/1945.

+ Gây thương vong cho hai bên hơn 332.000 quân.

- Trận tấn công nước Pháp: 

+ Chiến dịch tấn công nước Pháp đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh “Giả vờ” - giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Chiến dịch tấn công nước Pháp của Đức đã khiến hơn 469.000 người thương vong.

- Trận Narva: Hàng chục nghìn người đã tử trận. Đặc biệt, Liên Xô hứng chịu thương vong lớn khi đối mặt các cuộc phản kích của quân Đức.

- Trận Moscow: 

+ Trận đánh tại thủ đô của Liên bang Xô Viết đã gây tổn thất lớn cho hai phía. 

+ Phía Liên Xô hứng chịu 650.000 thương vong, trong khi quân đội Đức mất khoảng 150.000 người chỉ trong khoảng 20 ngày giao tranh.

- Chiến dịch công phá Berlin: 

+ Trận công kích lớn cuối cùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu - trận Berlin - chứng kiến sự sụp đổ của quân đội Đức, sự tự sát của Hitler và chiến tranh kết thúc. 

+ Sau nhiều trận chiến đẫm máu, cuối cùng, Hồng quân chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức ngày 30/4/1945.

- Trận Stalingrad: 

+ Đây là trận chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra năm 1943. + Hơn 1,7 triệu người phải bỏ mạng, riêng Liên Xô có hơn 1 triệu người chết hoặc bị thương. 

 

Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án lịch sử 9 cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 cánh diều, bài tập lịch sử 9 cánh diều, bộ câu hỏi tự luận lịch sử 9 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay