Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Có một thanh nam châm bị gãy tại chính giữa của thanh. Lúc này một nửa thanh nam châm sẽ như thế nào?
A. Chỉ còn một trong hai cực.
B. Vẫn còn hai từ cực Bắc và Nam.
C. Chỉ còn cực Bắc.
D. Chỉ còn cực Nam.
Câu 2: Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
A. Đông – Tây.
B. Đông bắc – Tây nam.
C. Bắc – Nam.
D. Tây bắc – Đông nam.
Câu 3:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
B. Nam châm hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
C. Nam châm hút các vật được làm từ thép, thủy tinh.
D. Nam châm hút các vật được làm từ cobalt, gỗ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?
A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực Bắc và cực Nam.
B. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực âm và cực dương.
C. Cực Bắc của nam châm được kí hiệu là chữ N, cực Nam kí hiệu là chữ S.
D. Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt.
Câu 5: Chọn câu đúng khi nói về tính chất của nam châm.
A. Khi bị cọ xát thì nam châm có khả năng hút các vụn giấy nhỏ.
B. Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt.
C. Nam châm có khả năng hút các vật bằng đồng, nhôm.
D. Khi bị nung nóng thì nam châm có khả năng hút các vật làm bằng sắt.
Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như hình:
Tên các từ cực của nam châm là:
A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
C. A là cực âm, B là cực dương.
D. A là cực dương, B là cực âm.
Câu 7: Chiều đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như hình
Tên các từ cực của nam châm chữ U là:
A. đầu 1 là cực Bắc, đầu 2 là cực Nam.
B. đầu 1 là cực Nam, đầu 2 là cực Bắc.
C. đầu 1 là cực âm, đầu 2 là cực dương.
D. đầu 1 là cực dương, đầu 2 là cực âm.
Câu 8: Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?
A. Vì xung quanh Trái Đất có từ trường.
B. Vì Trái Đất như một nam châm, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.
C. Vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục của nó.
D. Vì Trái Đất tự quanh quanh Mặt Trời.
Câu 9: Cho các bước tiến hành sử dụng la bàn
1. Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc trên một ặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt.
2. Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.
3. Xoay vỏ la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.
4. Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 2 – 3 – 1 – 4.
C. 2 – 1 – 3 – 4.
D. 1 – 3 – 2 – 4.
Câu 10: Làm thế nào để làm cho nam châm điện mạnh lên với dòng điện có cường độ cho trước?
A. Quấn nhiều vòng dây lên.
B. Quấn ít vòng dây đi.
C. Đổi chất liệu dây dẫn.
D. Thay dây dẫn bằng dây có điện trở cao hơn.
Câu 11: Một ống dây dẫn bên trong có một lõi sắt non, được đặt khá gần một kim nam châm như mô tả trong hình vẽ dưới đây. Hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua ống dây?
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm bị hút ngay về phía ống dây.
C. Kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và dừng lại, dây treo kim nam châm tạo thành với phương thẳng đứng một góc nào đó.
D. Lúc đầu kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và ngay sau đó nó xoay đầu kia về phía ống dây và bị hút về phía ống dây.
Câu 12: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.
B. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất.
C. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất.
D. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất.
Câu 13: Trong các dụng cụ sau đây, đâu là la bàn?
A. | |
B. | ![]() |
C. | |
D. |
Câu 14: Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?
A. Không, các kẹp sắt chỉ là các vật vô tri nên không trở thành nam châm được.
B. Không, các kẹp sắt không có khả năng hút vật nên không thể trở thành nam châm.
C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp.
D. Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không.
Câu 15: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực từ?
A. Nam châm hút vật làm bằng sắt.
B. Nam châm đẩy kim nam châm.
C. Nam châm đặt gần một dây kẽm.
D. Nam châm đặt gần một dây đồng mang dòng điện.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về ứng dụng của nam châm?
a) Nam châm không được sử dụng trong các thiết bị nha khoa.
b) Nam châm không được sử dụng trong máy chụp X-quang.
c) Nam châm được sử dụng trong các cảm biến chuyển động.
d) Nam châm được sử dụng trong các thiết bị lọc.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về từ phổ?
a) Từ phổ chỉ được sử dụng trong phòng thí nghiệm.
b) Từ phổ không thay đổi khi ta thay đổi vị trí của nam châm.
c) Để tạo từ phổ, ta rắc mạt sắt lên một tấm kính đặt trên nam châm.
d) Mạt sắt sẽ sắp xếp theo hình dạng của đường sức từ.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................