Giáo án và PPT Khoa học máy tính 11 cánh diều Bài 2: Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Thuộc chương trình Tin học 11 Khoa học máy tính Cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Khoa học máy tính 11 cánh diều
BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi: Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: Họ và tên, Ngày sinh,... Theo em, cách tổ chức như vậy có ưu điểm gì trong việc quản lí thông tin học sinh của lớp?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu
a) CSDL quan hệ
GV yêu cầu học sinh trao đổi: Trình bày về khái niệm “CSDL quan hệ”, các thuật ngữ “bản ghi”, “trường”.
Sản phẩm dự kiến:
- CSDL quan hệ là một tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan đến nhau.
- Mỗi một hàng trong bảng của CSDL quan hệ được gọi là một bản ghi
- Mỗi cột của bảng được gọi là một trường
b) Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ
Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác gì ?
Sản phẩm dự kiến:
- Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu của bảng.
c) Truy vấn trong CSDL quan hệ
Em hãy cho biết thế nào là truy vấn CSDL?
Sản phẩm dự kiến:
- Khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất ra thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL.
d) Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ
Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí hay không? Vì sao?
Sản phẩm dự kiến:
Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí, vì một số ràng buộc dữ liệu:
+ Trong một bảng, không có hia bản ghi nào giống nhau hoàn toàn
+ Trong một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác
+ Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác cùng CSDL
+ Mỗi ô của bảng chỉ chứa một giá trị.
Hoạt động 2: Khóa của một bảng
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm khóa của một bảng?
+ Thế nào là khóa chính? Chọn khóa chính như thế nào?
+ Thế nào là ràng buộc khóa?
Sản phẩm dự kiến:
- Khóa của một bảng: tập hợp các trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi bộ giá trị của nó xác định duy nhất một bản ghi ở trong bản và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường còn lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng.
- Khi bảng có hơn một khóa, thường chọn một khóa làm khóa chính, ưu tiên chọn khóa gồm ít trường nhất, tốt nhất nếu chọn được khóa chỉ là một trường.
- Ràng buộc khóa là yêu cầu không làm xuất hiện hai bản ghi có giá trị khóa giống nhau. Hoạt động 3: Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Mọi hệ quản trị CSDL có cơ chế nào đối với ràng buộc khóa?
+ Để thực hiện được điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL phải làm gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Hệ quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn những vi phạm ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu
- Để thực hiện điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL chỉ định trường làm khóa chính.
Hoạt động 4: Thực hành với khóa của bảng trong CSDL
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Sử dụng phần mềm Microsoft Access 365 tạo bảng SÁCH có cấu trúc như ở Hình 3, chỉ định trường “Mã sách” làm khóa chính và nhập nhiều hơn 5 bản ghi cho bảng.
Sản phẩm dự kiến:
Bước 1. Khởi chạy Microsoft Access 365 bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng Access của phần mềm này
Bước 2. Tạo một CSDL mới, trong CSDL mới này tạo cấu trúc cho bảng SÁCH bằng cách thực hiện tuần tự các thao tác sau:
- Chọn Blank Desktop Database rồi đặt tên cho CSDL mới (hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng của Blank Desktop Database rồi đặt tên cho CSDL mới (hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng của Balnk Desktop Database, Access sẽ tự đặt tên cho CSDL mới tạo)
- Chọn Create\Table Design để xuất hiện cửa sổ khai báo cấu trúc bảng
- Trên mỗi hàng nhập tên một trường (ở cột Field Name), chọn kiểu dữ liệu cho trường đó bằng cách đưa con trỏ chuột vào ô ở cột Data Type để làm xuất hiện danh sách cho chọn.
Bước 3. Chỉ định khóa chính cho bảng bằng cách chọn hàng có trường Mã sách , sau đó chọn Primary Key
Bước 4. Chọn Save để lưu cấu trúc bảng và đặt tên cho bảng
Bước 5. Chọn View để xuất hiện cửa sổ cho nhập các bản ghi vào bảng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ?
A. Mỗi ô của bảng chứa nhiều giá trị
B. Trong một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác
C. Trong một bảng, không có hai bản gi nào giống nhau hoàn toàn
D. Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác trong cùng CSDL
Câu 2. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khóa chính?
A. Xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu
B. Mỗi bảng có ít nhất một khóa
C. Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất
D. Một bảng có thể có nhiều khóa chính
Câu 3. Giả sử một bảng có 2 trường “BHYT” và “Họ và tên” thì nên chọn trường “BHYT” làm khóa chính hơn vì:
A. Trường “BHYT” là kiểu số, trong khi trường “Họ và tên” không phải là kiểu số
B. Trường “BHYT” là duy nhất, trong khi đó trường “Họ và tên” không phải là duy nhất
C. Trường “BHYT” đứng trước trường “Họ và tên”
D. Trường “BHYT” là trường ngắn hơn
Câu 4. Cho các bảng sau:
- DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)
- LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)
- HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)
Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào?
A. HoaDon, LoaiSach
B. DanhMucSach, LoaiSach
C. HoaDon
D. DanhMucSach, HoaDon
Câu 5. Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì?
A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ
B. Là một dạng bộ lọc
C. Là một dạng bộ lọc; có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ
D. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh gì đó
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
A | D | B | D | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS hoàn thành Vận dụng SGK trang 56:
Để tiếp tục xây dựng CSDL quản lí một thư viện, em hãy cho biết:
a) Dự kiến của em về cấu trúc bảng NGƯỜI ĐỌC, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những người có thẻ thư viện
b) Trong các trường hợp của bảng NGƯỜI ĐỌC, nên chọn trường nào làm khóa chính? Giải thích vì sao.
c) Hãy nêu ví dụ cụ thể về nhập dữ liệu cho bảng NGƯỜI ĐỌC nhưng vi phạm ràng buộc khóa
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Khoa học máy tính 11 cánh diều
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIN HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án điện tử khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức