Giáo án và PPT KHTN 7 chân trời Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 13: Độ to và độ cao của âm. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 7 chân trời sáng tạo
BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau thì âm phát ra khác nhau. Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. ĐỘ TO CỦA ÂM
Hoạt động 1: Tìm hiểu độ to của âm
GV làm thí nghiệm 13.1 cho học sinh quan sát, có thể quay video sau đó tua chậm cho học sinh xem và trả lời câu hỏi
+ Hãy so sánh biên độ của sóng âm trong hình 13.2 b và 13.2 c từ đó rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm.
+ So sánh độ to của âm nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2 b và 13.2 c
+ Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm
+ Khi gãy đàn hoặc đánh trống , muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?
Sản phẩm dự kiến:
- Đối với một vật đang dao động, biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó
- Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn
- Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ
2. ĐỘ CAO CỦA ÂM
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ cao của âm
Tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi:
+ Làm được TN, tìm hiểu mối quan hệ giữa đao động của nguồn âm và âm phát ra.
+ Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động trong mỗi giây để phát ra nốt La (A4) có tần số 440 Hz?
+ Tần số là gì ?
Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:
+ Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn?
+ Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn?
+ Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm.
Sản phẩm dự kiến:
- Số dao động mà vật thực hiện trong một giây được gọi là tần số.
- Đơn vị của tần số là Hertz (Hz)
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ
- Tần số dao động =
Lưu ý: thời gian dao động tính bằng giây (s)
- Đàn ghita tần số: 880Hz
- Trống thực hiện được: 6000 dao động trong 1 phút.
- Con ong tần số: 330Hz
- Ngưỡng nghe tai người: 20Hz đến 20.000Hz
- Tần số của một số nốt nhạc:
+ Nốt Si: 494 Hz
+ Nốt Đô: 523 Hz
+ Nốt Rê: 587 Hz
+ Nốt Mi: 629 Hz
+ Nốt Fa: 698 Hz
+ Nốt Sol: 784 Hz
+ Nốt La: 880 Hz
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng
A. to
B. bổng
C. thấp
D. bé
Câu 2: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ
B. các thanh đá
C. lớp không khí
D. dùi gõ và các thanh đá
Câu 3: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
A. luồng gió
B. luồng gió và lá cây
C. lá cây
D. thân cây
Câu 4: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.
D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh
Câu 5: Lựa chọn phương án đúng? Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì:
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được.
C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - D | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Loài muỗi và ruồi đen thường phát ra âm thanh khi bay. Âm thanh phát ra khi bay của muỗi hay ruồi đen nghe bổng hơn? Vì sao?
Câu 2: Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường thực hiện các thao tác như thế nào? Giải thích.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 7 chân trời sáng tạo