Giáo án và PPT Lịch sử 7 chân trời Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí. Thuộc chương trình Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 7 chân trời sáng tạo
BÀI 2 CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh(Cô-lôm-bô), yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết đây là ai? Ông có đóng góp gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Lược đồ 2.1, Hình 2.2, 2.3 đọc thông tin mục 1 SGK tr.14, 15, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu hành trình cuộc phát kiến địa lí của B.Đi-a-xơ.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu hành trình cuộc phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu hành trình cuộc phát kiến địa lí của V.Ga-ma.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu hành trình cuộc phát kiến địa lí của Ma-gien-lăng.
Sản phẩm dự kiến:
Tìm hiểu hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí
- Hành trình cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ:
+ Năm 1487, nhà hàng hải Bồ Đào Nha là B. Đi-a-xơ đi xuống được tận điểm cực nam của châu Phi.
+ Ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- Hành trình cuộc phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô:
+ Năm 1492 C. Cô-lôm-bô (người Tây Ban Nha) tìm đường sang phương Đông.
+ Ông cho thuyền đi về phía tây, đến được đảo Xan Xan-va-đo, Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ.
Sự nhầm lẫn của Cô-lôm-bô khiến người ta gọi các dân tộc bản địa ở châu Mỹ là người Anh-điêng (người Ấn) cho đến tận ngày nay.
- Hành trình cuộc phát kiến địa lí của V.Ga-ma:
+ V. Ga-ma (người Bồ Đào Nha) tìm con đường sang phương Đông bằng đường biển.
+ Thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ vào năm 1498.
- Hành trình cuộc phát kiến địa lí của Ma-gien-lăng:
+ Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng tìm đường đến quần đảo gia vị Ma-lu-ku ở In-đô-nê-x-a.
+ Đoàn thuyền đi vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ, tiến vào đại dương được đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Ông thiệt mạng ở Phi-líp-pin trong một cuộc giao tranh với người dân trên đảo.
+ Những người còn lại về đến Tây Ban
Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên của nhân loại.
=>
+ Sự kết nối đường biển giữa châu
Âu và châu Mỹ: C. Cô-lôm-bô); giữa châu Âu và châu Á: V. Ga-ma và Ma-gien-lăng).
+ Chuyến đi kết nối tất cả các châu lục: chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên của Ma-gien-lăng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát Sơ đồ 2.1 SGK Tr.16 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Sản phẩm dự kiến:
Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
- Hệ quả tích cực:
+ Đem lại cho con người những hiểu biết về Trái đất hình cầu, những vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới…..
+ Thức đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Hệ quả tiêu cực:
+ Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.
+ Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
+ Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1:Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là
A. Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm
B. Khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể,
C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa
D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu
Câu 2: Cuộc phát kiến địa lý đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê
B. Công dân giàu có và nhà tư bản
C. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc
D. Quý tộc và thương nhân
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất,đặc biệt đã chứng minh thuyết nào về trái đất?
Câu 2: Một trong những hệ quả của phát kiên địa lí thế kỉ XV- XI là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và quá trình xâm chiếm thuộc địa. Em hãy tìm hiểu thêm Việt Nam đã bị xâm lược và ở thành thuộc địa của nước nào.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Lịch sử 7 chân trời sáng tạo
LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TAO
Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Đề thi lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo
LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Soạn giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử lịch sử 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức
LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU
Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 7 cánh diều