Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVI

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mỹ? Nêu hiểu biết của em về cuộc thám hiểm đó?

Trả lời:

- Nhà thám hiểm C.Cô-lôm-bô là người đã phát hiện ra châu Mỹ

- Hiểu biết của em về cuộc thám hiểm: Năm 1492, triều đình Tây Ban Nha tài trợ cho C. Cô-lôm-bô (C. Columbus) tìm đường qua phương Đông. Ông cho thuyền đi về phía tây, đến được đảo Xan Xan-van-đô (Sal Salvador), Cuba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ. Sự nhầm lẫn của Cô-lôm-bô khiến người ta gọi các dân tộc bản địa ở châu Mỹ là người Anh-điêng (người Ấn) cho đến tận ngày nay.

Câu 2: Nhà thám hiểm nào đã vượt qua được cực nam châu Phi và đến được Ấn Độ vào năm 1498?

Trả lời:

Năm 1498, con đường qua phương Đông bằng đường biển được khám phá bởi một người Bồ Đào Nha là V. Gama (Vasco da Gama). Thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Những điều kiện để các thương nhân châu Âu thực hiện các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV là gì?

Trả lời:

- Những điều kiện:

+ Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến đáng kể: tiêu biểu về địa lí, về đại dương, sử dụng la bàn.

+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn và boong để có thể đặt đại bác. Ca-ra-ven đã trở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới.

Câu 2: Hãy mô tả cuộc phát kiến địa lí đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Mô tả cuộc phát kiến địa lí dầu thế kỉ XVI:

+ Hầu hết các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào thế kỉ XV, riêng cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan diễn ra vào đầu thế kỉ XV.

+ Năm 1519, đoàn tàu của Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, ông đã bị giết chết. Các thủy thủ của Ma-gien-lan tiếp tục lên đường, họ đã dạt vào hòn đảo hương liệu, quần đảo Ma-lác-ca, rồi trở về Ma-drit (Tây Ban Nha), hoàn thành công việc khó khăn nhất thời đó.

Câu 3: Nhà thám hiểm nào đã thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên của nhân loại bằng đường biển?

Trả lời:

Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan (Magellan) tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (Maluccas) (In-đô-nê-xi-a). …Những người còn lại về đến Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất đầu tiên của nhân loại.

Câu 4: Nhà thám hiểm Ma-gien-lan đã đặt tên cho đại dương nào? Nêu hành trình cuộc thám hiểm đó.

Trả lời:

Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan (Magellan) tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (Maluccas) (In-đô-nê-xi-a). Đoàn thuyền đi vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan), tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

Câu 5: Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được nơi nào?

Trả lời:

Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được điểm cực nam của châu Phi (được đặt tên là Mũi Bão Tố, sau đó đổi lại thành Mũi Hảo Vọng).

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí là gì?

Trả lời:

Hệ quả tích cực:

+ Đem lại cho con người những hiểu biết mới về Trái Đất, vùng đất mới, dân tộc mới, con đường mới,…

+ Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục

+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại những hiệu quả tiêu cực như thế nào?

Trả lời:

Hệ quả tiêu cực:

+ Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.

+ Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

+ Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.

Câu 3: Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình tròn.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em hệ quả nào là quan trọng?

Trả lời:

- Hệ quả quan trọng nhất là mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

- Vì: các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường thương mại mới để kết nối phương Đông với phương Tây. Với kết quả đạt được, các cuộc phát kiến địa lí đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu đặt ra.

 

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu? Vì sao?

Trả lời:

- Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về Ấn Độ và các nước phương Đông

- Giải thích: các thương nhân châu Âu cho rằng Ấn Độ và các nước phương Đông có nhiều vàng bạc, nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay