Giáo án và PPT Vật lí 10 chân trời Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí. Thuộc chương trình Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 10 chân trời sáng tạo
BÀI 2. VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÝ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu bảng KWL.
GV yêu cầu HS ghi chép vào cột K, W của bảng KWL. Trong quá trình học, sẽ điền nốt vào cột L để cuối bài học, nộp lại cho GV.
K (Những kiến thức các em đã biết về các quy tắc an toàn) | W (Những điều các em muốn biết thêm xoay quanh nội dung trên) | L (Những nội dung chính, câu trả lời trong bài học) |
….. | ….. | ….. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NHỮNG QUY TẮC AN TOÀN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
Vấn đề 1: An toàn khi làm việc với phóng xạ.
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi: Quan sát hình 2.1, trình bày hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.
Sản phẩm dự kiến:
- Tác hại của chất phóng xạ:
+ Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
+ Chất phóng xạ gây tổn thương da, mang đến bệnh tật như ung thư
+ Đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng cho chính bản thân và các thế hệ sau: đột biến gen, dị tật, dị dạng, mắc các bệnh về thần kinh…
- Lợi ích của chất phóng xạ:
+ Sử dụng y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến, tạo ra giống cây trồng mới.
+ Sử dụng trong kiểm tra an ninh.
+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu.
+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
- Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:
+ Sử dụng găng tay và mặc đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.
+ Không để chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Che chắn những cơ quan nhạy cảm với chất phóng xạ.
+ Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
+ Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
Vấn đề 2: An toàn trong phòng thí nghiệm
GV yêu cầu học sinh thảo luận trả lời:
Em hãy nêu một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí?
Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm
Sản phẩm dự kiến:
Một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí:
+ Có thể bị bỏng do sự cố chập cháy điện, hoặc cháy nổ do lửa, hóa chất.
+ Có thể bị chấn thương khi bất cẩn sử dụng vật sắc nhọn.
+ Có thể bị điện giật.
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Khi làm việc với nguồn điện cần đeo đồ bảo hộ đầy đủ như găng tay…
+ Cần phải tách nguồn điện với hóa chất, nước để tránh nguy cơ chập cháy nổ.
+ Không đặt những vật có khả năng dẫn điện lên nguồn điện.
+ Sử dụng thiết bị điện đúng cách: ví dụ như cầm phích cắm điện đúng cách…
=> Kết luận: Khi nghiên cứu và học tập vật lí, ta cần phải:
- Hiểu được thông tin liên quan đến rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- Quan tâm, gìn giữ môi trường xung quanh.
- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bằng các biển báo. HS cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và GV về các quy định an toàn. Ngoài ra các thiết bị bảo hộ cá nhân phải được trang bị đầy đủ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 2: Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?
Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.
A. B, D, F
B. A, B, E
C. C, D, F
D. B, C, E
Câu 4: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
Câu 5: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?
A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?
Câu 2: Sau khi uống phải nước chứa độc trong phòng thực hành, em cần thực những hành động nào?
Câu 3: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 10 chân trời sáng tạo
VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời sáng tạo
Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 10 chân trời sáng tạo
Đề thi vật lí 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo
VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề vật lí 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án Vật lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 10 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 10 kết nối tri thức
Đề thi vật lí 10 kết nối tri thức
Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức
VẬT LÍ 10 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều