Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 2 Vấn đề an toàn trong Vật lí. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÍ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biểu tượng sau có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp phân biệt người đang thực hiện thí nghiệm với người khác.
  • B. Hạn chế khả năng tiếp xúc với hóa chất.
  • C. A hoặc B đúng
  • D. A và B đều đúng.

Câu 2: Đâu không phải nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành?

  • A. Nguồn điện.
  • B. Hoá chất dễ cháy.
  • C. Dụng cụ sắc nhọn.
  • D. Áo blouse.

Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
  • B. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
  • C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
  • D. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.

Câu 4: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

  • A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
  • B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
  • C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  • D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các … Em hãy điền từ vào dấu … ở trên.

  • A. Thiết bị bảo hộ cá nhân.
  • B. Nhân viên phòng thí nghiệm
  • C. Biển báo
  • D. A hoặc B

Câu 6: Kí hiệu nào mô tả dụng cụ dễ vỡ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. Không có kí hiệu nào trong các kí hiệu ở trên.

Câu 7: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm?

  • A. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
  • B. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.
  • C. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
  • D. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.

Câu 8: Nêu ý nghĩa của biển cảnh báo sau ?

  • A. Hóa chất dễ cháy
  • B. Chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • C. Nơi nguy hiểm về điện.
  • D. Nơi có chất phóng xạ.

Câu 9: Các biển báo màu vàng đen biểu thị điều gì?

  • A. Cấm thực hiện.
  • B. Bắt buộc thực hiện.
  • C. Cảnh báo nguy hiểm.
  • D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm.

Câu 10: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

  • A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
  • B. Không có vấn đề gì xảy ra.
  • C. Không hiện kết quả đo.
  • D. Kết quả thí nghiệm không chính xác.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDAAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBBDA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?

  • A. Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
  • B. Đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
  • C. Lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
  • D. Đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…

 

Câu 2: Đâu không phải là biện pháp an toàn khi sử dụng điện?

  • A. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện cao thế.
  • B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
  • C. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
  • D. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng điện.

 

Câu 3: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?

  • A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.
  • B. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
  • C. Kiểm tra sức khỏe định kì.
  • D. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.

 

Câu 4: Người phụ nữ đã vi phạm nguyên tác an toàn nào khi sử dụng điện?

  • A. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.
  • B. Không kiểm tra nguồn điện trước khi cắm phích.
  • C. Thao tác cầm chuôi phích điện để cắm không đúng.
  • D. Người phụ nữ đã tuôn thủ quy tắc an toàn khi dùng điện.

 

Câu 5: Hoạt động nào gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm.

  • A. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.
  • B.  Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
  • C. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.
  • D. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

 

Câu 6: Điều nào đúng khi nói về chất phóng xạ.

  • A. Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
  • B. Ở các bệnh viện người ta sử dụng tia X-quang trong việc chẩn đoán bệnh nên mặc nhiên chất phóng xạ không gây hại cho con người .
  • C. Thời gian tiếp xúc với chất phóng xạ nhiều hay ít không gây nguy hiểm cho con người.
  • D. Không cần che chắn khi làm việc với chất phóng xạ.

 

Câu 7: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các dụng cụ thủy tinh trong phòng thực hành?

  • A. Nếu đun nóng dụng cụ thủy tinh ở nhiệt độ quá cao, có thể gây nứt vỡ dụng cụ.
  • B. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh chịu được nhiệt độ cao nên an toàn trong việc sự dụng để thực hành.
  • C. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh thường nhẹ, mỏng, không chắc chắn nên ít khi được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm thực hành.
  • D. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh thường nhỏ, đựng được ít sản phẩm nên nên ít khi được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm thực hành.

 

Câu 8: Người đàn ông đã vi phạm quy tắc an toàn nào trong phòng thí nghiệm?

  • A. Dùng tay ướt cắm phích điện vào nguồn điện.
  • B. Để một số dụng cụ không phù hợp với hoạt động thí nghiệm.
  • C. A đúng B sai
  • D. A và B đều đúng.

 

Câu 9: Phương án nào trong hình thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

  • A. Đáp án đúng là C.
  • B. Đáp án đúng là B.
  • C. Đáp án đúng là A.
  • D. Đáp án đúng là D.

 

Câu 10: Biển báo dưới đây cho ta biết điều gì?

  • A. Nơi nguy hiểm về điện
  • B. Chất ăn mòn.
  • C. Chất độc.
  • D. Nhiệt độ cao.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADDCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAADCA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (2 điểm). Giải thích ý nghĩa của việc sử dụng mô hình trong vật lý.

Câu 2 (8 điểm). Kể tên một số hành động có thể gây nguy hiểm trong phòng thí nghiệm vật lí.

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Mô hình giúp đơn giản hóa và mô tả các hiện tượng phức tạp để hiểu rõ hơn.2 điểm

Câu 2

(8 điểm)

 - Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.  - Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.  - Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.  - Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

2 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu cách đo hiệu điện thế bằng đồng hồ đa năng.

Câu 2 (4 điểm). Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Bước 1: Dịch chuyển núm vặn trên thiết bị đến vị trí V~ để kích hoạt chức năng đo điện áp.  - Bước 2: Tiến hành cắm que đo trên thiết bị, với que đỏ ở vị trí cổng (VΩ) và que đen ở vị trí cổng COM.  - Bước 3: Chuyển qua lại giữa chế độ AC và DC. Chọn AC nếu đo dòng điện xoay chiều và DC cho dòng một chiều.  - Bước 4: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần đo điện áp và đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung?

  • A. Đều là biển được thực hiện.
  • B. Đều là biển bắt buộc thực hiện.
  • C. Đều là biển cấm thực hiện.
  • D. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm.

 

Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về cách xử lí khi có đám cháy xảy ra?

  • A. Nhanh chóng dùng nước để dập tắt đám cháy trong mọi trường hợp.
  • B. Ngắt toàn bộ hệ thống điện.
  • C. Không sử dụng C để dập tắt trên người hoặc kim loại kiềm.
  • D. Không sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.

 

Câu 3: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?

  • A. Gọi cấp cứu y tế.
  • B. Mở toang cửa sổ cho thủy ngân bay ra hết.
  • C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
  • D. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.

 

Câu 4: Sau khi uống phải nước chứa độc trong phòng thực hành, hành động nào không nên làm?

  • A. Thông báo ngay cho cô giáo hướng dẫn.
  • B. Cố gắng nôn hết những gì vừa uống.
  • C. Đến ngay trạm y tế gần nhất.
  • D. Mặc kệ vì chưa có biểu hiện gì.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?

Câu 2 (3 điểm). Mô tả quá trình truyền nhiệt từ một vật có nhiệt độ cao đến một vật có nhiệt độ thấp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCABC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí nguyên tử và hạt nhân của Vật lí.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh thông qua quá trình dẫn, tỏa và truyền.3 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quan sát bộ thiết bị thí nghiệm dưới đây và cho biết khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?

  • A. Đèn chiếu sáng ->Tránh rơi, vỡ, để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, gần chất gây cháy nổ.
  • B. Có thể để đèn ở bất kì đâu, kể cả nơi ẩm thấp vì đèn được làm bằng thủy tinh rất dễ bảo quản.
  • C. Khi làm thực hành xong, cần để y nguyên vị trí các thiết bị như ban đầu.
  • D. Khi làm thực hành xong, cần tháo các thiết bị đi rửa sạch với nước. 

 

Câu 2: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
  • B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
  • C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
  • D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Câu 3: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

  • A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
  • B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
  • C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
  • D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

 

Câu 4: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?

  • A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
  • B. Không có vấn đề gì xảy ra.
  • C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
  • D. Không hiện kết quả đo.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

Câu 2 (3 điểm). Thao tác nào có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABAA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng; Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun; Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay