Giáo án Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 3 Bài 2: Điện trường

Giáo án Chủ đề 3 Bài 2: Điện trường sách Vật lí 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án vật lí 11 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 3 Bài 2: Điện trường

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: ĐIỆN TRƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
  • Sử dụng biểu thức , tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.
  • Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó.
  • Dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản.
  • Vận dụng được biểu thức .
  • Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.
  • Thảo luận để mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về điện trường.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện trường đều, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Mô tả và nêu được khái niệm điện trường.
  • Nêu được định nghĩa cường độ điện trường và đơn vị đo cường độ điện trường.
  • Mô tả được điện phổ và dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản.
  • Nêu được khái niệm và đặc điểm của đường sức điện.
  • Nêu được định nghĩa điện trường đều và mô tả được điện trường giữa hai bản phẳng song song.
  • Mô tả được đặc điểm của điện tích chuyển động trong điện trường đều.
  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: mô hình biểu diễn điện trường do điện tích Q tạo ra xung quanh nó, hình ảnh dụng cụ tạo điện phổ thể hiện dạng đường sức điện trường ở giữa hai tấm phẳng song song, tích điện trái dấu, hình ảnh điện phổ của một đầu thanh kim loại tích điện,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm tạo điện phổ; Bộ dụng cụ tạo điện trường giữa hai bản kim loại phẳng song song.
  • HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi định hướng của GV, HS nêu vấn đề lực tác dụng giữa các vật mang điện thông qua trường nào.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận về lực tác dụng giữa các vật mang điện.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh thanh nam châm hút vật bằng sắt và chiếc lược tích điện đẩy quả cầu mang điện (hình 2.1) cho HS quan sát.

Trong hình 2.1, thanh nam châm tác dụng lực lên vật bằng sắt mà không tiếp xúc với vật. Tương tự như vậy, chiếc lược tích điện tác dụng lực lên quả cầu tích điện cũng không tiếp xúc với quả cầu.

Ở THCS, ta đã biết, giống như lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua từ trường của nam châm?

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Lực tác dụng giữa các vật tích điện có thông qua một trường nào không? Trường đó được đặc trưng bởi đại lượng nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2. Điện trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hình thành khái niệm điện trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm điện trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK và thảo luận về khái niệm điện trường.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm điện trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh Michael Faraday (1791 – 1867), người phát hiện ra cảm ứng điện từ (1831) và xây dựng định luật Faraday (1834) (hình 2.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr68)

Lấy một ví dụ lực hút của nam châm lên vật khác.

- GV tổ chức cho HS thảo luận trên cơ sở đã học ở môn KHTN về tác dụng của lực hấp dẫn thông qua trường hấp dẫn, nam châm tác dụng lực từ lên nam châm khác thông qua từ trường.

- GV đặt câu hỏi:

+ Điện trường là gì?

+ Nêu tính chất cơ bản của điện trường.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm điện trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr68)

VD: Đặt thanh nam châm lại gần một thanh sắt nhỏ, thấy nam châm hút thanh sắt đó lại.

 

*Kết luận

- Điện trường là trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó.

 

Hoạt động 2. Hình thành khái niệm cường độ điện trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa cường độ điện trường và đơn vị đo cường độ điện trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK từ đó hình thành khái niệm cường độ điện trường.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được định nghĩa, công thức tính cường độ điện trường và đơn vị đo cường độ điện trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Điện tích thử là gì?

- GV giới thiệu về điện tích thử.

- GV chiếu mô hình biểu diễn điện trường do điện tích Q tạo ra xung quanh nó (hình 2.3) cho HS quan sát và tìm hiểu về khái niệm cường độ điện trường.

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu định nghĩa cường độ điện trường.

+ Nêu công thức tính cường độ điện trường.

- GV tổng kết và đưa ra định nghĩa cường độ điện trường.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị đo cường độ điện trường.

- Để củng cố kiến thức, GV hướng dẫn HS hoàn thành nội dung Câu hỏi 2 và Ví dụ (SGK – tr69) mà không dựa vào lời giải trong SGK.

Câu hỏi 2 (SGK – tr69)

Tính độ lớn và vẽ hướng của cường độ điện trường do một điện tích điểm 4.10-8C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong môi trường có hằng số điện môi là 2.

Ví dụ (SGK – tr69)

Đặt một điện tích điểm dương Q = 2,4.10-9C trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm ở cách nó 2 cm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về ý nghĩa của cường độ điện trường, định nghĩa cường độ điện trường và công thức xác định cường độ điện trường.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG

- Điện tích thử là một vật có kích thước nhỏ, mang điện tích có lớn nhỏ hơn nhiều so với điện tích Q sao cho điện trường do nó tạo ra có giá trị không đáng kể so với điện trường do điện tích Q tạo ra.

 

1. Định nghĩa

- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vecto có phương và chiều là phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương, có độ lớn bằng thương số giữa độ lớn của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đang xét và độ lớn của điện tích đó.

- Độ lớn của cường độ điện trường là:

- Cường độ điện trường được đo bằng đơn vị là N/C, thực tế thì người ta dùng đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.

 

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr69)

- Cường độ điện trường:

*Trả lời Ví dụ (SGK – tr69)

(Tham khảo lời giải SGK)

Hoạt động 3. Tạo điện phổ

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được khái niệm điện phổ.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận và thực hiện thí nghiệm theo nội dung trong SGK, quan sát hình ảnh từ đó nắm được các kiến thức liên quan đến nội dung điện phổ.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm điện phổ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm.

- GV phát dụng cụ thí nghiệm cho HS để tiến hành tạo điện phổ.

+ Dụng cụ: chậu có thành bằng thủy tinh trong suốt, dầu cách điện, bột cách điện.

+ Tiến hành thí nghiệm:

Đặt hai bản song song trong một chậu có thành thủy tinh trong suốt, đựng dầu cách điện.

Khuấy đều một ít hạt bột cách điện vào trong dầu. Tích điện trái dấu cho hai bản song song. Gõ nhẹ vào thành chậu và quan sát hiện tượng.

+ Kết quả thí nghiệm: Các hạt bột sẽ sắp xếp thành các "đường hạt bột".

- GV nêu khái niệm điện phổ.

- GV chiếu một số điện phổ tạo bởi đầu thanh kim loại (hình 2.5), (hình 2.6) cho HS quan sát.

- GV kết luận về nội dung điện phổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

III. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG

1. Điện phổ

- Ta gọi hệ các "đường hạt bột" đó là điện phổ của hai bản song song tích điện.

- Hiện tượng này xảy ra do các hạt bột đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của cường độ điện trường tại đó.

 

Hoạt động 4. Vẽ đường sức điện

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được khái niệm đường sức điện và vẽ được hệ các đường sức điện trong một số trường hợp đơn giản.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh từ đó nắm được các kiến thức liên quan đến nội dung đường sức điện.`trew
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm đường sức điện và thảo luận để vẽ được đường sức điện trong một số trường hợp đơn giản.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. DAO ĐỘNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. SÓNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐIỆN TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. DÒNG ĐIỆN, MẠCH ĐIỆN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. DAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. SÓNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐIỆN TRƯỜNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TRƯỜNG HẤP DẪN

Chat hỗ trợ
Chat ngay