Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí Kết nối tri thức bài 5: Vật liệu phi kim loại

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 5: Vật liệu phi kim loại sách công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5: VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI

  1. Phân loại vật liệu phi kim loại

- Vật liệu phi kim loại gồm 3 loại:

+ Nhựa nhiệt dẻo

+ Nhựa nhiệt rắn

+ Cao su

  1. Tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim

- Tính chất cơ học: 

+ Có tính đàn hồi nhưng không có tính dẻo. 

+ So với vật liệu kim loại và hợp kim, vật liệu phi kim loại mềm hơn, ngoại trừ kim cương.

- Tính chất vật lí: 

+ Khối lượng riêng của các vật liệu phi kim loại nhỏ hơn các vật liệu kim loại. 

+ Là chất cách điện, do đó chúng không hỗ trợ dẫn nhiệt và điện. 

+ Ở nhiệt độ phòng, các vật liệu phi kim loại có thể được tìm thấy ở thể rắn hoặc thể khi, ngoại trừ bromine là phi kim duy nhất có ở thể lỏng. 

+ Các vật liệu phi kim loại được đun sôi và nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.

- Tính chất hoá học: 

+ Không bị oxi hoá, không bị ăn mòn trong các môi trường acid, muối,... 

+ Tuy nhiên theo thời gian, chất lượng của vật liệu phi kim sẽ bị giảm dần do sự lão hoá.

- Tính công nghệ: 

+ Công nghệ đùn thường dùng cho loại vật liệu nhiệt dẻo, cao su; 

+ Công nghệ đúc phun dùng cho nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, cao su; 

+ Công nghệ đúc thổi dùng cho nhựa nhiệt dẻo.

  1. Một số vật liệu phi kim loại thông dụng

* Nhựa nhiệt dẻo:

- Khái niệm:

Là hợp chất cao phân tử (hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản). 

- Tính chất: 

Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, không dẫn điện, không bị oxi hoá, ít bị hoá chất tác dụng, dễ pha màu, dẻ gia công và có khả năng chế biến lại.

- Công dụng:

Chế tạo bánh răng, bu lông, ốc vít nhựa trong một số máy móc như thiết bị kéo sợi,...

* Nhựa nhiệt rắn:

- Khái niệm: là hợp chất cao phân tử (không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái chế lại).

- Tính chất:

Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt và không có khả năng tái sinh.

- Công dụng: 

Dùng để chế tạo:

+ Bánh răng, ổ trượt, thanh nẹp chịu nhiệt của các loại bếp, lò điện; 

+ Vỏ tàu thuyền, ô tô; ống dẫn hóa chất, bể chứa hóa chất; 

+ Các chi tiết trong và trên máy bay (cửa, cánh quạt, khoang hàng, cánh đuôi).

* Cao su

- Khái niệm:

Là hợp chất cao phân tử, gồm hai loại: cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo. 

- Tính chất:

Tính đàn hồi cao, độ giãn dài khi kéo đạt tới 700% đến 800%, khả năng giảm chấn động tốt, độ cách nhiệt, cách âm cao.

- Công dụng:

Dùng làm săm lốp, ống dẫn, các phần tử đàn hồi của khớp, trục, đai truyền, vòng đệm, sản phẩm cách điện,...

  1. Một số phương pháp đơn giản để nhận biết các loại vật liệu phi kim loại

Các phương pháp đơn giản để nhận biết các loại vật liệu phi kim loại:

- Quan sát đặc trưng quang học:

+ Các loại nhựa nhiệt rắn có tính chất trong suốt.

+ Một số nhựa nhiệt dẻo như PVC, PS, PMMA, PC... có tính chất trong suốt; 

+ Một số khác như các loại nhựa HDPE, LDPE, PP, PTFE, PA,... có tính đục mờ.

- Xác định khối lượng riêng:

+ Dùng cân để xác định khối lượng riêng của các loại vật liệu phi kim loại. 

+ Vật liệu phi kim loại tương đối nhẹ, khối lượng riêng dao động từ 0,9 g/cm3 đến 2 g/cm3.

+ Phá huỷ của mẫu khi chịu tác động cơ học:

+ Dùng búa đập, vật liệu nào dễ gãy, vỡ thì có tính giòn lớn hơn.

+ Thường các loại nhựa nhiệt rắn có tính giòn, ngược lại các loại nhựa nhiệt dẻo, cao su mềm dẻo, đạp không vỡ.

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 5: Vật liệu phi kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay