Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của ô tô trong đời sống và sản xuất hiện nay là gì?
A. Là phương tiện giao thông vận tải chính trên đường bộ.
B. Giúp cơ giới hóa hoạt động sản xuất.
C. Góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.
D. Cả A và B.
Câu 2: Bộ phận nào sau đây không phải là bộ phận chính của ô tô?
A. Động cơ.
B. Hệ thống truyền lực.
C. Hệ thống điều hòa không khí.
D. Hệ thống lái.
Câu 3: Nhiệm vụ của li hợp trong hệ thống truyền lực là gì?
A. Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe.
B. Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số.
C. Phân phối mô men chủ động đến các bánh xe chủ động.
D. Điều khiển hướng chuyển động của xe.
Câu 4: Hộp số có nhiệm vụ gì trong hệ thống truyền lực?
A. Thay đổi tỉ số truyền.
B. Đổi chiều mô men chủ động.
C. Nối hoặc ngắt dòng truyền mô men.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Bộ phận nào sau đây có nhiệm vụ phân phối mô men chủ động đến các bánh xe chủ động và cho phép chúng quay với vận tốc khác nhau?
A. Li hợp.
B. Hộp số.
C. Truyền lực chính và bộ vi sai.
D. Trục các đăng.
Câu 6: Bánh xe ô tô có cấu tạo gồm những phần nào?
A. Vành, lốp, van khí.
B. Vành, lốp, săm.
C. Vành, lốp, van khí, săm.
D. Cả A và B.
Câu 7: Hệ thống treo có tác dụng gì cho ô tô?
A. Giảm lực va đập giữa bánh xe và mặt đường.
B. Giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.
C. Tăng khả năng bám đường của bánh xe.
D. Cả A và B.
Câu 8: Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống treo của ô tô?
A. Bộ phận đàn hồi.
B. Bộ phận giảm chấn.
C. Bộ phận liên kết.
D. Bộ phận lái.
Câu 9: Loại hệ thống treo nào thường được sử dụng trên ô tô con?
A. Hệ thống treo độc lập.
B. Hệ thống treo phụ thuộc.
C. Cả A và B.
D. Không có hệ thống treo.
Câu 10: Khi bảo dưỡng bánh xe ô tô, cần lưu ý điều gì?
A. Kiểm tra và bơm đủ áp suất lốp
B. Thay lốp mới khi mòn
C. Đảo vị trí các lốp
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 11: Cấu tạo chung của hệ thống lái gồm:
A. Bộ phận cơ cấu lái
B. Bộ phận dẫn động lái
C. Hệ thống trợ lực lái
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 12: Cơ cấu lái là:
A. Bộ phận tạo ra tỷ số truyền chính của hệ thống lái
B. Cơ cấu bánh răng, thanh răng
C. Các bộ phận cơ cấu lái, hệ thống trợ lực lái
D. Tác động lên bánh xe bánh lái trước
Câu 13: Bộ phận dẫn động lái có nhiệm vụ:
A. Truyền chuyển động quay của vành lái và các trục quay nối với nhau bằng khớp các đăng
B. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường
C. Truyền chuyển động qua các thanh đoản khớp cầu đến các bánh xe
D. Tác động lên bánh xe bánh lái trước
Câu 14: Nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái là:
A. Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại.
B. Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
C. Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy theo ống dẫn dầu áp suất cao đến cụm van phân phối và quay trở về bơm.
D. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường
Câu 15: Nguyên lý hoạt động của dẫn động lái là:
A. Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại.
B. Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
C. Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy theo ống dẫn dầu áp suất cao đến cụm van phân phối và quay trở về bơm.
D. Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Thanh truyền (tiếng Anh: connecting rod), hay còn gọi là biên, tay biên, tay dên (từ tiếng Pháp: bielle), là một bộ phận của động cơ piston, có nhiệm vụ kết nối piston với trục khuỷu. Thanh truyền kết hợp cùng với tay quay (khuỷu) biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu. Thanh truyền chịu lực nén và lực kéo từ piston và quay ở hai đầu.
Tiền thân của thanh truyền là cơ cấu liên hợp cơ học dùng trong các cối xay nước. Cơ cấu liên hợp này biến đổi chuyển động quay của bánh xe nước thành chuyển động tịnh tiến. Thanh truyền được dùng chủ yếu trong các động cơ đốt trong hoặc động cơ hơi nước.”
a) Đầu to của thanh truyền không cần lắp bạc lót hoặc ổ bi để giảm ma sát khi làm việc.
b) Đầu nhỏ của thanh truyền được lắp với chốt pít tông.
c) Thanh truyền chỉ gồm hai bộ phận chính là đầu nhỏ và thân thanh truyền.
d) Thanh truyền có chức năng nối pít tông và trục khuỷu, thực hiện truyền lực giữa các chi tiết đó.
Câu 2: Trong buổi học về phân tích cấu tạo của ô tô, các bạn học sinh có các nhận định và ý kiến sau:
a) Ô tô có cấu tạo chính bao gồm các bộ phận như động cơ, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống treo và khung gầm.
b) Hệ thống truyền động của ô tô chỉ bao gồm động cơ và hộp số.
c) Hệ thống lái của ô tô giúp người lái điều khiển phương hướng di chuyển của xe thông qua tay lái và cơ cấu lái.
d) Bộ phận khung gầm ô tô chỉ có tác dụng làm giảm trọng lượng xe và không ảnh hưởng đến sự ổn định khi di chuyển
Câu 3: ............................................
............................................
............................................