Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Cơ cấu lái có nhiệm vụ gì trong hệ thống lái?
A. Truyền động quay từ vành lái đến cơ cấu lái
B. Tạo ra tỷ số truyền chính của hệ thống lái
C. Giảm lực cần tác dụng lên vành lái
D. Điều chỉnh độ rơ lỏng của vành lái
Câu 2: Bộ phận dẫn động lái truyền chuyển động quay từ đâu đến đâu?
A. Từ bánh xe dẫn hướng đến vành lái
B. Từ vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến bánh xe dẫn hướng
C. Từ cơ cấu lái đến các bánh xe chính
D. Từ hệ thống trợ lực lái đến bánh xe dẫn hướng
Câu 3: Hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực không có bộ phận nào sau đây?
A. Bơm trợ lực
B. Cụm van phân phối
C. Các đường ống dẫn dầu
D. Máy nén khí
Câu 4: Nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực là gì?
A. Dầu từ bơm trợ lực tạo lực đẩy pít tông trợ lực giúp quay bánh xe dẫn hướng
B. Mô-men quay từ vành lái được truyền qua các trục và khớp các đăng
C. Dầu trợ lực chảy qua các ống dẫn áp suất cao khi xe chuyển động thẳng
D. Pít tông trợ lực tạo ra lực đẩy lên vành lái
Câu 5: Hệ thống phanh thuỷ lực gồm mấy phần cơ bản?
A. Một phần cơ cấu phanh và một phần bộ phận dẫn động điều khiển phanh
B. Hai phần cơ cấu phanh và bộ phận dẫn động điều khiển phanh
C. Cơ cấu phanh và bơm trợ lực
D. Bộ phận điều khiển và xi lanh chính
Câu 6: Trong nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thuỷ lực, áp suất dầu trong xi lanh công tác có tác dụng gì?
A. Đẩy pít tông sơ cấp chuyển động
B. Đẩy má phanh vào đĩa phanh tạo ra mô-men phanh
C. Tăng lực tác động lên bàn đạp phanh
D. Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh
Câu 7: Hệ thống phanh khí nén không có bộ phận nào sau đây?
A. Trống phanh
B. Guốc phanh
C. Máy nén khí
D. Bơm trợ lực
Câu 8: Khi đạp bàn đạp phanh trong hệ thống phanh khí nén, khí nén tạo ra áp lực ở đâu?
A. Tạo áp lực trên pít tông của xi lanh chính
B. Tạo áp lực làm quay cam ép và ép guốc phanh vào trống phanh
C. Tạo áp lực vào má phanh làm phanh bánh xe
D. Tạo áp lực trong bình chứa khí nén
Câu 9: Điều gì cần kiểm tra khi hệ thống phanh gặp vấn đề?
A. Kiểm tra tín hiệu cảnh báo và lực điều khiển trên vành lái
B. Kiểm tra lượng dầu trong bình chứa dầu phanh và tình trạng các đèn báo phanh
C. Kiểm tra các trục quay của cơ cấu lái
D. Kiểm tra dầu trợ lực trong hệ thống trợ lực lái
Câu 10: Khi tham gia giao thông, người lái xe cần phải tuân thủ quy định nào dưới đây?
A. Lái xe khi có nồng độ cồn ở mức thấp
B. Thực hiện đúng quy định về tốc độ và giữ khoảng cách an toàn
C. Không cần điều chỉnh ghế và gương trước khi khởi động
D. Lái xe ở làn đường nào mình thích
Câu 11: Cấu tạo của bánh xe gồm?
A. Vành (liền đĩa)
B. Van khí (có thể có săm)
C. Lốp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Khi lốp xe bị mòn nhiều cần làm gì?
A. Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ ý
B. Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động
C. Bơm lốp xe
D. Thay thế lốp mới đúng kích thước và các chỉ số khác tương đương lốp đang sử dụng
Câu 13: Nhiệm vụ của hộp số là?
A. Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ ý.
B. Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động
C. Truyền hoặc ngắt dòng truyền momen trong những trường hợp cần thiết
D. Vi sai và bán trục có nhiệm vụ truyền, tăng momen và phân phối momen đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 14: Mục đích của bộ giảm xóc là gì?
A. Để làm giảm chuyển động của thân xe và để giảm độ lật của xe
B. Để kiểm soát chuyển động của lò xo
C. Để giảm số tuần suất dao động của xe
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Quốc gia có vô lăng xe hơi đặt ở bên trái?
A. Nhật Bản
B. Thái Lan
C. Lào
D. Ấn Độ
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Trục khuỷu là một bộ phận của động cơ dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Nó nhận lực từ piston để tạo ra mô men xoắn sinh công quay rồi đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston (động cơ diesel) để thực hiện các quá trình sinh công. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm. Có hai loại trục khuỷu là trục khuỷu nguyên và trục khuỷu ghép.”
a) Trục khuỷu nhận lực từ thanh truyền và tạo ra mô men quay để truyền đến các máy công tác.
b) Cấu tạo của trục khuỷu không bao gồm chốt khuỷu.
c) Đối trọng của trục khuỷu không có vai trò cân bằng chuyển động của động cơ.
d) Má khuỷu là phần nối giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu.
Câu 2: Trong buổi học về phân tích cấu tạo của ô tô, các bạn học sinh có các nhận định và ý kiến sau:
a) Hệ thống phanh của ô tô bao gồm các bộ phận như đĩa phanh, má phanh và bơm dầu phanh.
b) Ô tô không cần hệ thống điện vì các bộ phận như động cơ và hộp số có thể hoạt động mà không cần đến điện.
c) Bộ phận cửa và kính ô tô không có tác dụng bảo vệ an toàn cho hành khách trong trường hợp tai nạn.
d) Hệ thống treo của ô tô giúp giảm bớt chấn động từ mặt đường và nâng cao sự ổn định khi di chuyển.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................