Nội dung chính công nghệ 7 cánh diều Bài 2: Quy trình trồng trọt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Quy trình trồng trọt sách công nghệ 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
BÀI 2: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
- Quy trình trồng trọt gồm các bước từ khi làm đất đến khi thu hoạch:
LÀM ĐẤT, BÓN LÓT – GIEO TRỒNG – CHĂM SÓC – THU HOẠCH
- CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
2.1. Làm đất, bón lót
- Các công việc làm đất gồm:
+ Cày đất làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20 – 30 cm
+ Bừa và đập đất (làm nhỏ đất), thu cỏ dại
+ Lên luống (tuỳ theo yêu cầu của từng loại cây trồng).
- Bón lót vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
2.2. Gieo trồng
- Thời vụ là khoảng thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng.
- Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ thuận tiện cho việc gieo trồng và đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao; tránh được các rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.
- Phương thức gieo trồng:
+ Gieo hạt
+ Trồng bằng hom, bằng củ
+ Trồng bằng cây con
2.3. Chăm sóc
- Tỉa, dặm cây
- Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu bệnh, chỗ có cây mọc dày và tiến hành dặm vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
- Làm cỏ, vun xới
- Sau khi cây mọc, tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Làm cỏ: Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng để cây trong không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng
+ Vun xới: Vun đất mẫu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng để giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxygen cho cây đồng thời hạn chế bốc hơi nước.
- Bón thúc
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì quan trọng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Căn cứ vào cách bón phân, có 4 hình thức bón phân: bón vãi, bón theo hốc, bón hàng, bón phun qua lá.
- Tưới nước
- Cây trồng cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.
- Có các phương pháp tưới sau:
+ Tưới tràn: cho nước chảy tràn trên mặt ruộng
+ Tưới rãnh: cho nước chảy vào rãnh, nước thấm vào luống tới rễ cây
+ Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống với tưới phun
+ Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm: dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước trong ống sẽ đi qua lỗ nhỏ này thẩm đến bộ rễ
- Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Biện pháp canh tác vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
- Biện pháp vật lí, cơ giới: bẫy bả, bắt bằng tay, bao quá, che lưới,...
- Biện pháp sinh học; sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để phòng trừ sâu bệnh (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc,...).
- Biện pháp hoá học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,... để tiêu diệt sâu bệnh.
2.4. Thu hoạch
- Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng thời điểm, nhanh gọn và cẩn thận.
- Tuỳ theo loại cây trồng mà có cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào, cắt.
- Các phương pháp thu hoạch:
+ Thu hoạch thủ công: thu hoạch bằng tay với công cụ thô sơ.
+ Thu hoạch cơ giới: dùng máy móc để thu hoạch
- LẬP KẾ HOẠCH, TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO VIỆC TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢI XANH TRONG THÙNG XỐP
- Bước 1. Liệt kê vật tư, dụng cụ
+ Thùng xốp đảm bảo thoát nước tốt.
+ Hạt giống: có thể mua ở chợ hoặc siêu thị.
+ Đất trồng: đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất chuyên dụng trồng rau.
+ Phân hữu cơ; phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, hoặc phân hữu cơ vi sinh,...
+ Phân bón lá: dịch trùn quế, dịch cá, đậu tương ngâm,..
+ Thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm tôi – ớt – gừng
+ Xẻng, dao, bình tưới phun, găng tay
- Bước 2: Dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc
+ Xác định thời vụ gieo trồng
+ Chuẩn bị đất trồng: Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, trộn đất với phân hữu cơ với lượng bón khoảng 0,8 – 1,2 kg/mẻ thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp cách miệng thùng khoảng 5-7 cm.
+ Gieo trồng: Gieo hạt hoặc trồng cây con lên đất trồng đã chuẩn bị sẵn, với khoảng cách từ 5 đến 10 cm. Gieo xong, lấp một lớp đất mỏng, có thể phủ một lớp trấu và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
+ Chăm sóc:
- Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.
- Tỉa, dặm cây đảm bảo khoảng cách phù hợp.
- Có thể bón thúc bổ sung bằng phun phân bón lá định kỳ khoảng 5 – 7 ngày một lần.
- Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng chế phẩm tôi – ớt – gừng hoặc thuốc trừ sâu sinh học
+ Thu hoạch và trồng vụ tiếp theo
- Sau khi trồng 20 ngày thì có thể thu tỉa dần. Khi thu hoạch cắt sát gốc cây
- Sau khi thu hoạch xong, cần nhặt hết gốc rễ, phơi đất một ngày, bổ sung thêm đất và phân hữu cơ rồi mới tiếp tục trồng đợt sau
- Bước 3: Tính toán chi phí
Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí phân bón + Chi phí thuốc bảo vệ thực vật + Chi phí khác (thùng xốp, găng tay, xẻng, bình tưới phun,...)
Trong đó: Chi phí = Số lượng * Đơn giá
=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 2: Quy trình trồng trọt