Nội dung chính công nghệ 7 cánh diều Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi sách công nghệ 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
BÀI 8: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI- VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI
- Chăn nuôi là một phần của nông nghiệp, tác động vào vật nuôi để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho mục đích khác nhau của con người.
1.1. Vai trò của chăn nuôi
- Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, kinh tế và xã hội: cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, sức kéo, phân bón và tạo việc làm
=> Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, kinh tế và xã hội: cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, sức kéo, phân bón và tạo việc làm.
1.2. Triển vọng của chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như:
+ Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
+ Liên kết doanh nghiệp trong nước và ngoài nước ngày càng mở rộng
+ Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều
+ Người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi
=> Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
- MỘT SỐ VẬT NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
- Vật nuôi bản địa hay còn gọi là vật nuôi đặc trưng vùng miền, là các giống vật nuôi có nguồn gốc hình thành và mang bản sắc riêng của từng quốc gia, của từng vùng, từng miền
- Vật nuôi ngoại nhập là những giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam
2.1. Một số vật nuôi bản địa
Tên vật nuôi | Nguồn gốc | Đặc điểm |
Lợn Móng Cái | Huyện Đầm Hà, Móng Cái tỉnh Quảng Ninh | - Thân và cổ ngắn, tai nhỏ, lưng võng và bụng xệ. - Cơ thể có một khoang trắng nối giữa hai bên hông với nhau vắt qua vao giống như cái yên ngựa. |
Lợn Sóc | Tây Nguyên | Tầm vóc cơ thể nhỏ, mõm dài và nhọn, da dày mốc, lông đen dài, chân nhỏ đi bằng móng. |
Gà Ri | Miền Bắc và miền Trung | Lông vàng, nâu; tầm vóc nhỏ, dáng thanh gọn, chân có hai hàng vảy xếp hình mái ngói. |
Trâu Việt Nam | Việt Nam | Ngoại hình vạm vỡ với phần bụng lớn, toàn thân màu đen với vài đốm trắng, đầu nhỏ, sừng dài và tai nhỏ; thường được nuôi để lấy sức kéo và lấy thịt. |
Dê cỏ | Vùng trung du, đồng bằng và ven biển. | Lông đa dạng như trắng, ghi, nâu, đen; tầm vóc nhỏ; chủ yếu được nuôi lấy thịt. |
Bò vàng | Các tỉnh miền Trung | Lông màu nâu vàng toàn thân, u vai nổi rõ, tầm vóc nhỏ. |
2.2. Một số vật nuôi ngoại nhập
Tên vật nuôi | Nguồn gốc | Đặc điểm |
Lợn Landrace | Đan Mạch | - Có màu trắng tuyền, thân dày và dài, tai to rủ che kín mắt, bụng dài thon, mông phát triển, chân to thẳng. - Sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao. |
Gà Ross 308 | Ireland | Lông màu trắng, mỏ vàng, chân vàng, da vàng, mào đỏ. |
Bò Holstein Friesian | Hà Lan | Lông màu lang đen trắng, tầm vóc lớn, đầu vú to, cho sản lượng sữa cao. |
=> Một số giống vật nuôi được nuôi phổ biến: lợn Móng Cái, lợn Sóc, gà Ri, trâu Việt Nam, dê cỏ, bò vàng, lợn Landrace, gà Ross 308, bò Holstein Friesian (HF).
- CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
- Nuôi chăn thả tự do:
+ Vật nuôi có thể đi lạ tự do, tự kiếm thức ăn
+ Mức đầu tư thấp
+ Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên
+ Năng suất thấp, khó kiểm soát dịch bệnh
- Nuôi công nghiệp:
+ Vật nuôi được nuôi ngốt hoàn toàn trong chuồng trại
+ Thức ăn do con người cung cấp
+ Năng suất cao, chủ động kiểm soát được dịch bệnh
+ Mức đầu tư cao
- Nuôi bán công nghiệp:
+ Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả
+ Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn địa phương có sẵn
- MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ TRONG CHĂN NUÔI
- Nghề chăn nuôi: thực hiện các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, quản lí hoạt động chăn nuôi và đưa ra những hưỡng dẫn kĩ thuật.
- Nghề chọn tạo giống vật nuôi: thực hiện việc nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.
- Những ngành nghề khác trong chăn nuôi mà em biết:
+ Kĩ thuật viên nuôi trồng thủy sản: nuôi dưỡng chăm sóc cho thủy sản, theo dõi thông số môi trường nước..
+ Lao động chăn nuôi: lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi để nhân giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm.. để lấy thịt, sữa..
=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi