Nội dung chính địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất sách địa lí 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 8: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

TRÊN TRÁI ĐẤT

  1. KHÁI NIỆM

- Khí quyển: là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời, có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.

- Thành phần không khí trong khí quyển: khí Nitơ (khoảng 78%), khí oxy (khoảng 21%), khí carbonic, hơi nước và các khí khác (khoảng 1%)

- Vai trò của khí quyển:

+ Cung cấp khí oxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.

+ Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch).

+ Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất; Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.

+ Giúp truyền âm thanh (tầng ion có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên).

+ Khuyếch tán ánh sáng, tạo ra hoàng hôn, bình minh, giúp con người nhận biết được màu sắc của mọi vật,…

  1. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
  2. PHÂN BỐ THEO VĨ ĐỘ

 - Nhiệt trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất có dạng hình cầu => góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

- Càng về gần cực, biên độ nhiệt càng lớn.

  1. PHÂN BỐ THEO LỤC ĐẠI DƯƠNG

- Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, đại dương thì ngược lại.

=> Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

- Những khu vực gần đại dương, nơi có các dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh chảy qua, nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.

 

  1. PHÂN BỐ THEO ĐỊA HÌNH

- Ở tầng đối lưu, nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao. Trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

- Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi:

+  Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.

 + Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay