Nội dung chính địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Khí áp và gió
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Khí áp và gió sách địa lí 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 9: KHÍ ÁP VÀ GIÓ
- KHÍ ÁP
Khí áp là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- SỰ HÌNH THÀNH KHÍ ÁP
- Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất phân bố đan xen, đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
- Nguyên nhân hình thành khí áp:
* Nguyên nhân nhiệt lực:
+Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và vùng cực Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng nên tồn tại các đai áp cao.
* Nguyên nhân động lực:
+ Đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích Đạo và di chuyển về chí tuyến, giảm xuống làm khí áp tăng.
+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
- NGUYÊN NHÂN THAY ĐỔI KHÍ ÁP
- Theo độ cao:
Khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ => Càng lên cao khí áp càng giảm
- Theo nhiệt độ:
+ Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén của không khí nhỏ => khí áp giảm .
+ Khi nhiệt độ giảm => khí áp tăng.
- Theo thành phần không khí:
Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô, => không khí chứa nhiều hơi nước sẽ có khí áp giảm.
- GIÓ
Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi khí áp thấp.
- CÁC LOẠI GIÓ CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT
- Gió Đông cực
- Thời gian: Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
Hướng gió: gió thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít (Coriolis),
- Tính chất: lạnh và khô, thường gây ra những đợt sóng lạnh ở khu vực ôn đới vào mùa đông.
- Gió Tây ôn đới:
- Thời gian: thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
- Hướng gió: thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam.
- Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.
- Gió Mậu dịch (Tín phong):
- Thời gian: thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Hướng gió: thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.
- Tính chất: khô.
- Gió mùa:
- Thời gian: thổi theo mùa, gồm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Hướng gió: thổi ở 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.
- Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và toả nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
- Tính chất: ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.
- CÁC LOẠI GIÓ ĐỊA PHƯƠNG
- Gió biển, gió đất
- Gió biển:
+ Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.
+ Thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền).
+ Đặc điểm: ẩm, mang nhiều hơi nước, mát mẻ.
- Gió đất:
+ Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.
+ Thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển).
+ Đặc điểm: Khô nóng, ít hơi nước.
- Gió phơn
- Là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.
- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chắn lại ở sườn núi đón gió, không khí chuyển động lên cao cứ 100 m thì nhiệt độ giảm 0,6°C, làm hơi nước ngưng kết và gây mưa. Khi gió vượt qua sườn núi khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều.
+ Sườn đón gió: độ ẩm, nhiệt độ cao hơn, mưa nhiều, cây cối phát triển tốt.
+ Sườn khuất gió: độ ẩm, nhiệt độ thấp hơn, mưa ít, cây cối kém phát triển.
- Thời gian hoạt động: từ vài giờ đến vài ngày.
- Gió thung lũng, gió núi
- Gió thung lũng:
+ Hoạt động: Ban ngày, không khí ở sườn núi được đốt nóng hơn so với không khí xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng.
+ Đặc điểm: oi bức, nóng ẩm
- Gió núi:
+ Hoạt động: Ban đêm, không khí ở sườn núi lạnh hơn so với xung quanh nên gió thổi dọc theo sườn xuống dưới, ở dưới không khí bốc lên trên thung lũng.
+ Đặc điểm: dịu mát
=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 9: Khí áp và gió (2 tiết)