Nội dung chính Địa lí 9 chân trời Bài 6: Công nghiệp

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Công nghiệp sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

BÀI 6: CÔNG NGHIỆP

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Nhân tố

Tác động

Khoáng sản

Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng với hơn 60 loại khác nhau.

Một số loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể như: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, → phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ, chủ yếu thuận lợi cho phát triển công nghiệp địa phương; nhiều loại khoáng sản được khai thác đã suy giảm đáng kể về trữ lượng nên đòi hỏi ngành công nghiệp nước ta phải thay đổi để phù hợp với nguồn nguyên liệu mới.

Sinh vật

Nước ta có nguồn lợi tài nguyên rừng, sinh vật phong phú, đa dạng -> nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.

Nguồn nước

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với trữ lượng thuỷ điện lớn trên hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Srêpôk, hệ thống sông Đồng Nai,.. là điều kiện phát triển thuỷ điện.

Ngoài ra, sông ngòi còn là nguồn cung cấp nước cho một số ngành công nghiệp.

Nguồn nước nóng, nước khoáng đa dạng phân bố ở nhiều nơi như: Quang Hanh (Quảng Ninh), Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế), Đảnh Thạnh (Khánh Hoà), Vĩnh Hảo (Bình Thuận),... tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết.

Khí hậu

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đem lại nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,.. Khí hậu cũng tạo ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp —> tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.

Vị trí địa lí

Những nơi có vị trí dịa lí thuận lợi như gần cảng biển, dường giao thông huyết mạch, các đô thị lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng),... có nền công nghiệp phát triển mạnh và tập trung phân bố nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

2. Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu

- Công nghiệp sản xuất điện: Phát triển vào giữa thế kỉ XIX, hiện nay tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu điện cho đất nước. Sản lượng điện năm 2021 đạt 244,9 tỉ kWh. Cơ cấu khá đa dạng, xu hướng tăng dần tỉ trọng điện gió và điện mặt trời. Áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào phát triển nguồn điện, lưới điện,… làm cho sản lượng tăng nhanh.

+ Thủy điện: các nhà máy thủy điện lớn tập trung ở khu vực Tây Bắc như Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW) và ở Tây Nguyên như Ialy (720 MW), Sê San 4 (360 MW).

+ Nhiệt điện: phân bố rộng khắp cả nước. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than như Hải Phòng 1 (1200 MW), Vũng Áng 1 (1200 MW),… các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ (2540 MW), Ô Môn 1,2,3,4 (3810 MW),…

+ Điện gió: chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,… một số nhà máy công suất lớn ở Ninh Thuận (Trung Nam Thuận Nam, 450 MW), Tây Ninh (Dầu Tiếng, 420 MW),…

+ Nguồn năng lượng từ thủy triều khá lớn, đang nghiên cứu và sẽ đưa vào khai thác trong tương lai.

3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

Khái niệm: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp cho các điều kiện của môi trường tốt hơn.

Vai trò: Việc phát triển công nghiệp xanh giúp tái sử dụng các chất thải, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, hạn chế sử dụng hoá chất độc hại bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Ở Việt Nam, công nghiệp xanh cần được chú trọng để giải quyết được một số vấn đề đang tồn tại trong quá trình phát triển như:

– Giảm thiểu tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất), chất thải công nghiệp và biến đổi khí hậu.

– Ứng phó với những rủi ro trong công nghiệp; xúc tiến quá trình chuyển hoá xanh, hướng đến phát triển bền vững.

– Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp.

– Đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến ngành công nghiệp.

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 6: Công nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay