Nội dung chính Địa lí 9 chân trời Bài 13: Bắc Trung Bộ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Bắc Trung Bộ sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 13: BẮC TRUNG BỘ
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên khoảng 51,2 nghìn km2, chiếm gần 15,5% diện tích cả nước (2021).
- Có vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài, nhiều đảo, một số đảo ven bờ lớn có ý nghĩa về kinh tế và an ninh quốc phòng như hòn Mê (Thanh Hóa), hòn Ngư (Nghệ An), đảo Yến (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị),…
- Giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào; phía đông là Biển Đông.
2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn, từ Tây sang Đông.
- Phân hóa theo chiều Bắc- Nam:
+ Phía Bắc: là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản giàu có.
+ Phía Nam: là dải Trường Sơn Nam có diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.
- Phân hóa theo chiều Tây- Đông:
Từ Tây sang Đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển, mỗi dạng địa hình đem đến một lợi thế phát triển kinh tế khác nhau cho vùng.
* Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Rừng và khoáng sản: phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.
+ Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện để phát triển mô hình nông- lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò.
+ Vùng biển với nhiều bãi cá, tôm, các vũng vịnh, đầm phá, các đảo ven bờ thuận lơi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm, các vườn quốc gia...động Phong Nha- Kẻ Bàng, động Thiên Đường,...thuận lợi để phát triển du lịch.
- Khó khăn:
+ Khí hậu: thiên tai, bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
+ Nạn cát bay, cát chảy lấn đồng ruộng ven biển.
+ Sông ngòi ngắn, dốc, thường có lũ vào mùa mưa.
3. Đặc điểm phân bố dân cư
- Năm 2021, số dân Bắc Trung Bộ khoảng 11,2 triệu người, chiếm 11,3% cả nước. Mật độ dân số trung bình là 218 người/km2, cao nhất là Thanh Hóa 335 người/km2, thấp nhất là Quảng Bình với 114 người/km2. Khu vực đồng bằng ven biển phía đông có nhiều điều kiện thuận lợi nên tập trung đông dân, vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.
- Tỉ lệ dân thành thị chiếm 25,5% số dân (2021), xu hướng tăng.
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, trong đó có các dân tộc như Thái, Mường, Tày, HMông, Bru - Vân Kiều,… cư trú với mật độ đông hơn ở phía tây; ở phía đông, người Kinh phân bố đông hơn.
4. Đặc điểm phát triển và phân bố kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng tăng nhanh trong giai đoạn 2015 - 2021, từ 4,0% lên 10,0%.
- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng, từ 28,5% (2015) lên 37,7% (2021). Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm, từ 22,5% (2015) xuống 18,5% (2021). Tỉ trọng ngành dịch vụ cũng giảm, một phần do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giảm từ 43% (2015) xuống 37,4% (2021).
- Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp được đầy tư theo chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất. Dải đồng bằng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành nơi sản xuất lúa chủ yếu.
+ Một số cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía,… trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha ven biển, chủ yếu ở Thanh - Nghệ - Tĩnh.
+ Cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, cao su, chè,…; cây ăn quả như cam, bười,… trồng nhiều ở khu vực gò đồi.
+ Chăn nuôi trâu, bò được phát triển mạnh, đặc biệt là đàn bò sữa ở Thanh Hóa, Nghệ An.
- Lâm nghiệp:
+ Là ngành có thế mạnh phát triển, năm 2021, diện tích đất có rừng chiếm 57,4% tổng diện tích tự nhiên, cao hơn trung bình cả nước.
+ Hoạt động bảo vệ rừng được tích cực triển khai, cấm khai thác rừng tự nhiên, thành lập các khu bảo tồn, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển,…
+ Hoạt động khai thác, chế biến kết hợp với trồng và tu bổ rừng được chú trọng, đặc biệt ở khu vực đồi núi phía tây của vùng.
+ Lâm nghiệp ngày càng phát triển nhờ mở rộng mô hình nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, đem lại lợi ích kinh tế và góp phần phòng chống thiên tai.
=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 13: Bắc Trung Bộ