Nội dung chính HĐTN 9 chân trời bản 1 Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC
1. Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực
Hành vi giao tiếp, ứng xử | Tích cực | Chưa tích cực |
Sử dụng ngôn ngữ | - Ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự. - Ngữ điệu, âm lượng phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. | - Ngôn ngữ cục cằn, thô lỗ. - Cười nói quá to nơi công cộng |
Sử dụng phi ngôn ngữ | - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, cử chỉ niềm nở, thân thiện. | - Biểu cảm gương mặt thái quá, cử chỉ không phù hợp như: vung tay, chỉ tay, chống nạnh,…khi nói. |
Thái độ trong giao tiếp, ứng xử | - Bình tĩnh, phản hồi kịp thời, hợp lí các vấn đề nảy sinh trong giao tiếp. - Thận trọng khi bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. | – Không làm chủ được cảm xúc nên đôi khi thể hiện không tôn trọng đối tượng giao tiếp. - Mất kiểm soát khi bình luận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. |
2. Xác định điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực | Biện pháp khắc phục |
- Nói to quá | - Điều chỉnh âm lượng của giọng nói đủ nghe phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. |
- Gương mặt chưa biểu cảm khi nói. | - Nhìn vào gương luyện tập khẩu hình và thể hiện cảm xúc vui vẻ, ngạc nhiên, hào hứng,…khi nói. |
- Thiếu kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp, ứng cử. | - Sử dụng một số biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc trong giao tiếp, ứng xử. |
3. Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
– Xác định mục đích, đối tượng khảo sát:
+ Mục đích: khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
+ Đối tượng khảo sát: học sinh Trung học cơ sở.
– Xác định nội dung khảo sát:
+ Mục đích giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Các mạng xã hội thường sử dụng.
+ Thời gian giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Ngôn ngữ thường sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Thái độ khi giao tiếp trên mạng xã hội.
– Lựa chọn phương pháp khảo sát và xây dựng phiếu khảo sát:
+ Phương pháp khảo sát: bảng hỏi, phỏng vấn,...
+ Các câu hỏi khảo sát: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết,...
– Lựa chọn hình thức khảo sát: trực tiếp, trực tuyến.
– Tiến hành khảo sát:
+ Thực hiện khảo sát trên đối tượng và hình thức đã lựa chọn.
+ Trao đổi về mục đích và cách thực hiện phiếu khảo sát.
+ Giải thích về các câu hỏi,... nếu cần.
– Xử lí, phân tích và báo cáo kết quả khảo sát:
+ Xử lí kết quả khảo sát: tính tỉ lệ phần trăm, lập bảng số liệu thống kê kết quả khảo sát,.
+ Phân tích kết quả: dựa trên bảng số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
+ Báo cáo: trình bày kết quả khảo sát trước lớp.
=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 2 Tuần 5