Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 10
Hệ thống kiến thức trọng tâm Tuần 10 sách Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2
TUẦN 10: HOẠT ĐỘNG 2
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
- Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
- Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến
Gợi ý:
+ Bạn N giật cuốn truyện bạn H đang đọc và nhận là của N.
+ Một đám bạn nam chặn đánh bạn T vì T là dân ngoại tỉnh.
+ Một đám bạn Nữ cấm các bạn còn lại trong lớp chơi với bạn H, nếu chơi sẽ bị đánh.
+ …………..
=> Bắt nạt học đường là một hành vi tiêu cực vì có thể gây tổn thương đến một hoặc nhiều người. Đó cũng là một vấn đề hiện đang rất cần sự quan tâm và nỗ lực phòng, tránh từ nhiều phía (bản thân HS, GV, phụ huynh và cả cộng đồng).
- Trao đổi về biểu hiện của bắt nạt học đường
- Biểu hiện của bắt nạt học đường:
+ Tác động vật lí lên bạn
+ Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của bạn.
+ Cô lập bạn
+ Thể hiện thái độ, lời nói khinh thường bạn.
+ Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn.
+ Ép bạn làm những điều bạn không thích.
- Hậu quả của bắt nạt học đường:
+ Về sức khỏe thể chất: khiến bạn bị tổn thương trên cơ thể.
+ Về sức khỏe tinh thần: khiến bạn trở nên lo sợ, căng thẳng, bất an, sợ đến trường, mất hứng thú với các hoạt động tập thể của trường/ lớp…
*Kết luận:
- Hành vi bắt nạt là hành vi làm người khác tổn thương về thể chất (bị đánh đau) và tinh thần (khó chịu, buồn rầu, xấu hổ, cô đơn…) được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Hành trình trường thành của mỗi người đều cần có những người bạn. Thật đáng buồn, bởi trên thực tế hiện tượng bắt nạt học đường vẫn còn tồn tại. HS cần có kiến thức để rèn luyện bản thân không trở thành người đi bắt nạt và biết phòng, tránh bị bắt nạt học đường.
- Cách phòng, tránh bắt nạt học đường
- Nguyên nhân:
Muốn gây sự chú ý
Muốn thể hiện sức mạnh
Cảm thấy ghen tỵ với bạn về năng lực, hình thức,…
Xả cơn tức giận do mâu thuẫn…
=> Kết luận: Nếu mỗi người không tự biết kiềm chế cảm xúc, mong muốn của bản thân sẽ rất dễ dẫn đến việc thực hiện hành vi gây tổn thương đến người khác.
- Cách phòng, tránh bắt nạt học đường:
Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bắt nạt học đường.
Điều chỉnh cảm xúc và có phản ứng phù hợp khi có nguy cơ bị bắt nạt.
Chia sẻ thông tin với người tin cậy khi có nguy cơ bị bắt nạt hoặc đã bị bắt nạt.
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi mình bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác bị bắt nạt.
=> Kết luận: Mỗi người cần chủ động quan sát, quan tâm đến các bạn. Khi thấy bạn có những biểu hiện bất thường thì cần chủ động hỗ trợ và báo cho những người có khả năng giải quyết.
- Sắm vai xử lí tình huống để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
*Tình huống 1:
- Nguyên nhân: Nhóm bạn có vẻ coi thường G và không muốn G tham gia vào hoạt động thảo luận của nhóm.
- Cách giải quyết:
+ G không nên tức giận khi nghe câu nói đó. Chờ các bạn thảo luận xong, G gặp một số bạn trong nhóm để chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình và hỏi lí do các bạn không muốn lắng nghe mình. G có thể nói “Tớ rất thích bóng đá giống các cậu. Tớ cũng quý các cậu. Tớ thực sự muốn được cùng tham gia thảo luận với cả nhóm về các trận bóng đá. Tớ nên làm gì để có thể tham gia vào các hoạt động chung với cả nhóm?
+ G chia sẻ với các bạn trong lớp hoặc với người thân để được hướng dẫn cách trở nên hòa đồng với nhóm bạn đó.
*Tình huống 2.
- Nguyên nhân: Nhóm bạn muốn thể hiện sức mạnh với M, hoặc có thể nhóm bạn ghen tị với năng lực của M.
- Cách giải quyết:
+ M không nên im lặng, chịu đựng và đồng ý với yêu cầu vô lí từ nhóm bạn.
+ M thử thuyết phục nhóm bạn bằng cách đưa ra những hệ quả tiêu cực nếu các bạn vẫn cố thực hiện hành vi đó. Sau đó, M thử đề xuất một cách khác là giúp giảng lại bài cho các bạn vào giờ ra chơi hoặc ngày nghỉ.
+ Nếu nhóm bạn không đồng ý, M cần nói với ban cán sự lớp và GV chủ nhiệm có cách can thiệp phù hợp, kịp thời.