Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo Bản 2
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo (Bản 2). Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm 8 bản 2 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN MỘT SỐ NÉT TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận diện được một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
Biết tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Chủ động trong học tập ; biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu một số nét tính cách cá nhân.
Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân.
Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 2).
Chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Hoạt động trải nghiệm 8 (bản 2).
Giấy trắng, bút màu.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Sưu tầm những ví dụ, câu chuyện cho thấy sự kiên trì, chăm chỉ từ các mối quan hệ xung quanh và từ thế giới tự nhiên, thế giới động vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
- GVCN phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức diễn đàn về chủ đề tự rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, phát huy điểm mạnh của bản thân;
- GVCN phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức hoạt động chia sẻ về những tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập và cuộc sống;
- Đoàn, Đội phối hợp GVCN tổ chức hoạt động trao đổi về phương pháp học tập hiệu quả;
- Đoàn, Đội tổ chức cuộc thi đố vui tìm hiểu về tính cách yêu thích của người HS.
SINH HOẠT LỚP
- GVCN tổ chức các hoạt động liên quan đến hành chính sư phạm lớp học: sơ kết tuần, đánh giá thi đua, kế hoạch hoạt động tiếp theo của lớp,...
- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:
+ Tổ chức cho HS thảo luận để xây dựng nội quy lớp học;
+ Tổ chức cho HS trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về những việc làm giúp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống;
+ Tổ chức cho HS lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ trường lớp trong từng học kì.
+ Tạo điều kiện để HS trong lớp kết hợp và tạo thành các cặp/ nhóm học tập hay nhóm lao động để hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện những việc làm rèn luyện nét tính cách yêu thích của bản thân.
- GV nhận xét và định hướng rèn luyện cho HS.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 8.
- GV giới thiệu về chủ đề.
c. Sản phẩm:
- HS chơi trò chơi khởi động.
- HS lắng nghe, tiếp thu, hiểu về chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 8 và nội dung chủ đề 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Con thỏ ăn cỏ.
- GV chọn một người đóng vai trò là quản trò. Quản trò có nhiệm vụ đưa ra lời dẫn để tất cả những người chơi khác cùng thực hiện, cũng như là người quan sát, giám sát trò chơi.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi : Quản trò lần lượt hô và làm lần lượt các khẩu hiệu sau, người chơi lặp lại khẩu hiệu và động tác:
+ Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
+ Người chơi: lặp lại theo lời lời và hành động của quản trò, nói “Con thỏ”
+ Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
+ Người chơi: làm theo và nói “Ăn cỏ”
+ Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
+ Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
+ Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “Chui vào hang”.
+ Người chơi: làm theo và nói “ Chui vào hang”.
- GV lưu ý:
+ Người chơi phải làm theo đúng lời và hành động quản trò. Quản trò liên tục quan sát. Người chơi làm sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và sẽ bị phạt vào cuối trò chơi.
+ Quản trò làm dần dần nhanh, khẩu lệnh không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang” nữa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS tích cực tham gia trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS vào trò chơi.
- GV giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 8:
+ Là chương trình giáo dục định hướng các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết để trở nên tự tin và đạt thành công trong học tập, cuộc sống.
+ Bước vào lớp 8, các em tiếp tục thực hiện các hoạt động liên quan đến 8 chủ để khác nhau nhằm củng cố những điều đã học ở các lớp dưới và phát triển thêm các kĩ năng mới.
- GV giới thiệu tên chủ đề và tranh chủ đề Rèn luyện một số nét tính cách cá nhân: Trong chủ đề 1, các em có thể khám phá nét tính cách của bản thân, rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, em sẽ có cơ hội vận dụng những cách phù hợp để rèn luyện nét tính cách yêu thích. Trong quá trình rèn luyện, hãy tìm sự hỗ trợ phù hợp nếu gặp khó khăn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nét tính cách cá nhân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khám phá bản thân, gọi tên được một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực hay yêu thích và không yêu thích; ảnh hưởng các tính cách đó đến học tập và cuộc sống.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS học tập trên các nội dung:
- Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.
- Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích.
- Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân.
- Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ.
- Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân.
- Chia sẻ kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Cả lớp cùng thảo luận về trường hợp sau
Nhân dịp sinh nhật, Ngọc được cậu Tuấn tặng cho một chiếc máy tính xách tay mới tinh. Ngọc rất thích chiếc máy tính đó nên đã bóc ra dùng ngay và vứt chiếc máy tính cũ ở góc bàn dù nó vẫn đang dùng rất tốt”.
- Theo em, hành động của bạn Ngọc như vậy là đúng hay sai? Nếu em là bạn Ngọc, em sẽ xử lí như thế nào?
CHỦ ĐỀ 4:
KINH DOANH VÀ TIẾT KIỆM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
TUẦN 14 – HOẠT ĐỘNG 3
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 3: Thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
Hoạt động:
Củng cố kiến thức – Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 3:
THỂ HIỆN CÁCH SỐNG TIẾT KIỆM TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về những việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
Hoạt động nhóm
Cả lớp chia thành các nhóm và các em hãy khảo sát nhanh trong nhóm của mình về những việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về những việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
Sau khi trình bày trong nhóm, các em hãy hoàn thành việc khảo sát các việc làm theo bảng mẫu cho sẵn dưới đây:
Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, các em trả lời câu hỏi: Theo em, việc sống tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và gia đình? Cho ví dụ?
KẾT LUẬN: Những việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình là:
Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điều hòa…)
Định kì bảo dưỡng đồ dùng, thiết bị điện tử trong nhà
Lập danh sách những món cần mua
KẾT LUẬN: Những việc làm thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình là:
Thảo luận cùng người thân lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng của gia đình
Mua đồ ăn vừa đủ
Giảm thời gian đi ăn bên ngoài
KẾT LUẬN: Ý nghĩa của việc sống tiết kiệm với bản thân và gia đình là:
VỚI BẢN THÂN
Để dành tiền cho những dự định tương lai
Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy tính tiết kiệm
KẾT LUẬN: Ý nghĩa của việc sống tiết kiệm với bản thân và gia đình là:
VỚI GIA ĐÌNH
Để dành tiền cho những trường hợp khẩn cấp
Phục vụ cho những mục đích tương lai trong gia đình
TỔNG KẾT NHIỆM VỤ
- Tiết kiệm là một trong những đức tính cần có của mỗi con người.
- Do đó, HS cần chủ động thực hiện hoặc cùng người thân thực hiện những việc làm thể hiện lối sống tiết kiệm, trước hết là chính trong gia đình mình.
Nhiệm vụ 2. Đề xuất cách tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình trong các tình huống
- Các em thảo luận với bạn trong nhóm theo kĩ thuật “khăn trải bàn” để đề xuất nhiều ý kiến về cách tiết kiệm ở các tình huống (SGK – trang 39).
- Mỗi nhóm có 6 phút để ghi và tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm
TÌNH HUỐNG ĐƯA RA
Tình huống 1: Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hằng ngày.
Tình huống 2: Em phải xử lí một số quần áo đã ngắn, chật và các vỏ chai lọ đã qua sử dụng ở gia đình để không bỏ đi một cách lãng phí.
GỢI Ý XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
Tình huống 1
- Cách tiết kiệm đó là:
- Lên thực đơn ba bữa cho cả gia đình.
- Hôm nào còn thức ăn thừa thì bảo quản đúng cách và sử dụng tiếp, cắt bớt khẩu phần bữa sau.
Tình huống 2
- Cách tiết kiệm đó là:
- Nếu quần áo còn mới thì có thể giặt sạch, là phẳng phiu đăng bán thanh lí với giá rẻ vừa cho vừa bán.
- Các vỏ chai lọ thu gom vào một chỗ để bán cho các cô thu mua vé chai. Một số chai lọ có thể tái chế để làm vật dụng trong nhà (giỏ hoa, bình phun nước,…)
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 bản 2 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 3: XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN CÁC MỐI QUAN HỆ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em mối quan hệ là gì?
- Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- Mạng xã hội có thể hiểu là một ứng dụng tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu giúp mọi người dễ dàng đăng tải thông tin.
- Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin.
- Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
- Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
Câu 3: Học sinh có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè là người:
- Có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác.
- Có kĩ năng giao tiếp, hướng ngoại.
- Có những khó khăn nhất định trong cuộc sống.
- Có sức khỏe và được giao nhiệm vụ của lớp.
Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- Người có thể làm chủ luôn hành động theo suy nghĩ, ý thích của mình
- Người có thể làm chủ luôn có cái tôi lớn, không chịu lắng nghe người khác
- Người có thể làm chủ luôn cho mình là đúng, không quan tâm đến ý kiến của mọi người.
- Người có thể làm chủ có khả năng kiềm chế được những ham muốn của bản thân.
Câu 5: Theo em thế nào được coi là làm chủ?
- Kiểm soát mọi cảm giác, hành vi của mình trong mọi trường hợp để không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Kìm nén mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.
- Kiểm soát hành vi của mình trong mọi trường hợp để không gây ra hậu quả.
- Kiểm soát mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.
Câu 6: Hành vi bắt nạt học đường là gì?
- Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
- Dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh.
- Dùng sức mạnh tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối.
- Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
Câu 7: Đâu là cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội?
- Đưa ra những bình luận theo phong trào đám đông.
- Tham gia các nhóm kín theo lời mời, giới thiệu của bạn bè mà không cân nhắc về nội dung.
- Chủ động kết bạn với những người không quen biết.
- Kiên định, khéo léo từ chối khi bạn rủ tham gia vào các hành vi phạm pháp.
Câu 8: Theo em, thế nào là kỹ năng từ chối gì?
- Sử dụng ngôn ngữ và thái độ để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thích.
- Sử dụng cử chỉ, hành động bạn cho là phù hợp để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không muốn thực hiện một công việc.
- Sử dụng ngôn ngữ, hành động để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
- Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và thái độ đúng mực để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
Câu 9: Vai trò của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội là gì?
- Tạo không khí vui tươi cho mỗi buổi học, hoạt động ngoài trời.
- Nâng cao vị thế và sự tin tưởng của thầy cô, bạn bè đối với mình.
- Thể hiện cá tính của bản thân.
- Hòa nhập với thầy cô, bạn bè từ đó có môi trường học tập và vui chơi thoải mái.
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội?
- Chưa có lập trường và thiếu tự tin.
- Cởi mở, giao tiếp với mọi người.
- Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
- Làm chủ được cảm xúc, hành động để giải quyết bất hòa.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống?
- Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung.
- Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn
- Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?
- Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.
- Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực
- Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ
- Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?
- M gợi ý cùng nhóm bạn đi xem phim thay vì đi chơi công viên.
- A nói không khi N rủ đi tắm sông vì thời tiết hôm nay nắng nóng.
- Q hẹn H hôm khác đi xem phim vì Q còn phải giúp mẹ làm việc nhà.
- N khuyên B nên để dành tiền mua sách vở thì hợp lí hơn là mua đồ chơi.
Câu 4: Đâu không phải là cách đúng để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò ?
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
- Bắt ép bạn giúp đỡ mình lúc mình không làm được bài.
- Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao cho.
- Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời, soạn hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo