Nội dung chính Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ
1.1. Nhật Bản
Đối nội:
– Kinh tế bị tàn phá, tình trạng thất nghiệp, tình
trạng thiếu lương thực – thực phẩm tràn lan, lạm phát tăng cao.
– Tiến hành các cải cách dân chủ như: thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949); xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt; trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải tán lực lượng vũ trang; ban hành Hiến pháp mới (năm 1946) chuyển Nhật Bản từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
– Kinh tế dần khôi phục vào đầu thập niên 50 của thế kỉ XX và bước vào giai đoạn phát triển “thần kì” (1960 – 1973), đứng thứ hai trong thế giới tư bản và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973, kinh tế Nhật Bản đan xen giữa phát triển và những đợt suy thoái ngắn.
Đối ngoại:
- Nhật Bản và Mỹ kí bản Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật vào năm 1951. Nền an ninh của Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mỹ. Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ hoà bình với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ kinh tế.
1.2. Trung Quốc
Đối nội:
– Tiếp tục diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng (1946 – 1949). Năm 1949, Đảng Cộng sản giành thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập (1 – 10 – 1949).
– Từ năm 1950 đến năm 1978, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, quá trình phát triển của Trung Quốc trải qua các giai đoạn chính:
+ 1950 – 1958: tiến hành khôi phục nền kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hoá, giáo dục,...;
+ 1958 – 1962: thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nhằm đẩy nhanh việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội;
+ 1966 – 1976: tiến hành “Đại cách mạng văn hoá vô sản”. Hậu quả là đất nước bị tàn phá nặng nề.
+ Từ năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã lãnh đạo Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa, chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình Trung Quốc dần ổn định nhờ kinh tế phát triển.
Đối ngoại
– Từ năm 1950 – 1958, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, thúc đẩy phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc trên thế giới.
– Từ những năm 1960, quan hệ đối ngoại có nhiều thay đổi: xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969), cải thiện quan hệ với Mỹ (từ năm 1972).
– Năm 1979, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ; bình thường hoá quan hệ với Liên Xô; phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khiến quan hệ hai nước xấu đi. Tháng 11 – 1991, hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao, mở cửa biên giới trở lại.
1.3. Ấn Độ
Đối nội
– Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ bị chia thành hai nước tự trị dựa trên tôn giáo. Ngày 15 – 8 – 1947, hai nước nước tự trị Ấn Độ (theo Ấn Độ giáo) và Pa-ki-xtan (theo Hồi giáo) được thành lập.
– Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập.
– Công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu: tự túc được lương thực, thử thành công bom nguyên tử (năm 1974), phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (năm 1975),... Vào những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ tập trung đầu tư và phát triển công nghệ thông tin.
Đối ngoại
- Chung lập, hòa bình
2. Quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991
2.1. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc
Giai đoạn 1945 – 1954 – Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền thắng lợi và tuyên bố độc lập. Từ năm 1946, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giành được thắng lợi vào năm 1954.
– Hai nước Phi-líp-pin và Mi-an-ma được trao trả độc lập nhưng vẫn phải chịu áp lực của các nước thực dân.
– Các quốc gia còn lại chưa được trao trả độc lập, tiếp tục đấu tranh kết hợp thương thuyết hoà bình để giành độc lập.
Giai đoạn 1954 – 1975
– Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và giành được thắng lợi vào năm 1975.
– Các nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây đấu tranh bằng con đường chính trị. Trải qua nhiều năm kiên trì đàm phán với thực dân Anh, các nước trên bán đảo Ma-lay và đảo Ca-li-man tan đã thoát khỏi sự cai trị của Anh, giành được quyền tự chủ. Năm 1965, Xin-ga-po tách khỏi Liên bang Ma-lay-a tuyên bố là quốc gia độc lập.
2.2. Hiệp hội ASEAN
Thời gian ra đời: 8 – 8 – 1967
Các nước sáng lập ban đầu: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin
Hiệp ước Ba-li năm 1976
- Hiệp ước xác định những nguyên tắc cơ bản của tổ chức: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực giữa các nước; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, xã hội, văn hoá.
Tiến trình phát triển từ năm 1976 đến năm 1991
– Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
– ASEAN bắt đầu phát triển hợp tác kinh tế. Thành lập phòng thương mại và công nghiệp ASEAN, Uỷ ban hợp tác về tài chính, tiền tệ, ngân hàng,... Năm 1991, đưa ra mục tiêu: biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường.
=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991