Nội dung chính Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 10: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
1.1. Chính trị
a) Các hoạt động củng cố, ổn định chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)
– Bầu cử: Xô viết các cấp.
– Tăng cường vai trò lãnh đạo của: Đảng Cộng sản.
– Phát triển: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b) Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương
– Lập pháp: Xô viết đại biểu nhân dân.
– Hành pháp: Hội đồng Bộ trưởng.
– Tư pháp: Toà án và trọng tài, viện kiểm sát.
c) Các tổ chức chính trị xã hội
– Công đoàn.
– Đoàn thanh niên.
d) Đối ngoại
– Bảo vệ: hoà bình thế giới.
– Ủng hộ: phong trào giải phóng dân tộc.
– Giúp đỡ: các nước xã hội chủ nghĩa.
– Trụ cột phe: xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh.
1.2. Kinh tế
a) Từ năm 1946 đến năm 1950
Hoàn thành công cuộc: tái thiết đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
b) Từ năm 1950 đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX
– Kinh tế: phát triển đều đặn.
– Là cường quốc: công nghiệp thứ hai trên thế giới.
– Dẫn đầu về: công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ.
c) Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đến năm 1991
– Chính sách phát triển: kinh tế không đồng bộ, tập trung cho công nghiệp nặng dẫn đến công nghiệp nhẹ không sản xuất đủ hàng tiêu dùng.
– Nông nghiệp sản xuất không đủ lương thực cho cả người và gia súc.
– Giá dầu giảm: dẫn đến nền kinh tế khó khăn (do lệ thuộc vào dầu mỏ).
1.3. Xã hội
a) Từ năm 1945 đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX
– Từ giữa thập niên 50 đến giữa thập niên 70 của thế kỉ XX: mức sống người dân được nâng cao.
– Hệ thống: phúc lợi, y tế, giáo dục,... phát triển.
– Đạt nhiều thành tựu: về văn hoá, nghệ thuật,...
b) Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đến năm 1991
Đời sống người dân: gặp nhiều khó khăn: thiếu hàng tiêu dùng, lương thực; thu nhập giảm;...
2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945- 1991
2.1. Chính trị
– Năm 1944 – 1945: dưới sự hỗ trợ của Hồng quân Liên Xô , nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, theo con đường XHCN
– Năm 1949: Đức bị chia làm hai quốc gia: Tây Đức và Đông Đức.
– Đối ngoại: ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, thuộc phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.
2.2. Kinh tế
– Từ năm 1945 đến năm 1950, tiến hành cải cách kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa.
– Từ năm 1950 – 1975: nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô thông qua tổ chức SEV, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đạt được nhiều thành tựu.
2.3. Xã hội văn hóa
– Xoá bỏ giai cấp bóc lột
– Đời sống vật chất , tinh thần được nâng cao, phúc lợi xã hội được cải thiện.
3. Nguyên nhân sụp đổ của Chế Độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
- Chính trị: Không ổn định về chính trị (đảo chính tại Liên Xô, các phong trào biểu tình đòi dân chủ ở các nước Đông Âu), tình trạng tham nhũng, thiếu dân chủ,...
- Kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế không đồng bộ, tập trung công nghiệp nặng bộc lộ hạn chế.
- Xã hội: Kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân sa sút, đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng, lương thực,...
- Đối ngoại: Chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.
=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991