Nội dung chính Ngữ văn 10 cánh diều Bài 4: Thực hành Tiếng Việt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Thực hành Tiếng Việt sách ngữ văn 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆTI. LÝ THUYẾT
1. Cách trích dẫn
- Trong văn bản, có thể trích dẫn ý kiến của người khác để bình luận hoặc để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của mình.
-Có hai cách trích dẫn thường dùng:
+ Trích dẫn trực tiếp: trích nguyên văn từ, câu hoặc đoạn của người khác.
+ Trích dẫn gián tiếp là chỉ trích ý, không trích nguyên văn ý kiến của người khác. Nếu trích dẫn nguyên văn thì từ, câu, đoạn được trích dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép. Ngoài ra, người viết cũng có thể trích dẫn lại ý kiến của một người theo tài liệu của người khác. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu cao về khoa học thì cần hạn chế trích dẫn lại, nhất là trong trường hợp ý kiến được trích dẫn có vai trò quan trọng đối với bài viết hoặc đề tài bình luận, trao đổi trong bài viết.
- Yêu cầu khi trích dẫn:
+ Người viết phải ghi đầy đủ các thông tin xuất xứ sau: tác giả, tên tài liệu (sách, tạp chí, báo), tên cơ quan công bố (nhà xuất bản, tạp chí, tờ báo), nơi công bố. năm công bố, số của các trang có đoạn trích.
+ Các thông tin này được ghi theo những quy định phù hợp đối với từng loại tài liệu. Ghi đầy đủ thông tin xuất xứ là dễ tôn trọng quyền tác giả, đồng thời để người đọc tiện tra cứu.
+ Trích dẫn dài hay ngắn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi luận cứ. Khi không trích trọn vẹn cả câu hay cả đoạn văn thì cần sử dụng kí hiệu [...] để đánh dấu những từ ngữ đã bị lược bớt.
2. Chú thích
- Chú thích là giải thích để giúp người đọc biết rõ xuất xứ hoặc làm sáng tỏ một ý kiến, một tin tức, một khái niệm, một từ ngữ được dùng trong văn bản.
- Vị trí của các chú thích:
+ Đặt trong nội dung của văn bản (chính văn), đặt ở chân trang hoặc ở cuối sách.
+ Nếu chú thích ở phần chính văn thì phần chú thích được đặt trong ngoặc đơn.
+ Nếu chú thích ở chân trang (cước chú) và cuối sách thì phần chú thích được tách khỏi phần nội dung của văn bản; chữ phần chú thích phải khác chữ ở phần nội dung.
3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:
+ Các tín hiệu của cơ thể như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,...
+ Các tín hiệu bằng hình khối như: kí hiệu, công thức, biển báo, đó thị, hình vẽ, tranh ảnh, màu sắc, các kĩ thuật in ấn (in nghiêng, in đậm,...),...
+ Các tín hiệu bằng âm thanh như: tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
1. Bài tập 1
- Văn bản Hê-ra-clét đì tìm táo vàng (Bài I) chỉ có chú thích mà không có trích dẫn. Bởi đây là một văn bản thuộc thể loại văn bản văn học nên việc chú thích thường xuyên được dùng, còn trích dẫn thường xuất hiện trong các văn bản nghiên cứu thuộc thể loại văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Các cách chú thích được dùng trong văn bản này là: chú thích ở chân trang (để chú giải nhan đề, một từ ngữ, khái niệm, tên riêng) và chú thích trong trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích, nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Những nữ thần A-tê-na (Athéna) lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng.” (SGK, trang 17).
- Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng sổ văn hoá Việt Nam (Bài 4) có cả trích dẫn lẫn chú thích, về trích dẫn, văn bản sử dụng cách trích dẫn trực tiếp các câu ca dao trong phần chính văn; về chú thích, văn bản sử dụng hình thức chú thích ở chân trang (để chú thích một từ ngữ, khái niệm, tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ đường) từ thế kỉ XI...” (SGK, trang 96).
2. Bài tập 2
a. Cách trích dẫn trực tiếp bằng hình thức đặt nội dung trong dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn (“đế một phương”, “thành Tô Lịch”). Cách chú thích trong đoạn văn là hình thức chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), Phật tử (con Phật), Thiên tử (con Trời). Các trích dẫn, chú thích này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn hoặc giải thích nghĩa của một từ ngữ, một khái niệm quan trọng trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực của tác giả khi viết.
b. Đoạn văn này sử dụng cách trích dẫn trực tiếp nội dung được đặt trong dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn - trích dẫn các tiêu đề bài thơ và các câu thơ, ví dụ: “Bà má Hậu Giang", “Lên Tây Bắc ", “Nước non muôn quý ngộn yêu/Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”,... Đi liền với cách trích dẫn trực tiếp, nguyên văn này là hình thức chú thích ngay trong chính văn, có ghi rõ nguồn xuất xứ của tập thơ, bài thơ và số trang, ví dụ: ("Thơ Tố Hữu”, trang 149); ( Thơ Tố Hữu", trang 268). Các trích dẫn và chú thích này có tác dụng dẫn lại nguyên văn nội dung được trích dẫn hoặc chú thích nguồn gốc xuất xứ của tài liệu được trích dẫn trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, trung thực của người viết.
3. Bài tập 3
Văn bản Lễ hội Đền Hùng gồm hai bản tin, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là:
- Bản tin 1 (mục a): sử dụng hình ảnh về tiết mục đặc sắc được biêu diễn tại lễ khai mạc lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi 2019.
- Bản tin 2 (mục b):
+ Các con số biểu thị các cột mốc quan trọng diễn ra lễ hội: 12.4, 13.4, 14.4.
- Hình ảnh vua Hùng được hình tượng hoá bằng tranh, tượng.
- Các sơ đồ, màu sắc, biển báo, hình vẽ được dùng để hướng dẫn chi tiết các nội dung, địa điểm diễn ra các hoạt động của lễ hội.
Hai bản tin thuộc văn bản thông tin, đặc biệt, bản tin 2 được trình bày bằng infographic nên các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu thuộc các tín hiệu thị giác, đưa lại thông tin trực quan, sinh động, dễ nhớ.
=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 4