Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 5: Đọc 3: Chiếu dời đô

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô sách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:

CHIẾU DỜI ĐÔ

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả

- Lý Thái Tổ, tên thật là Lý Công Uẩn, là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028

- Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277). Nhà Lý sụp đổ...

  1. Tác phẩm

- Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

  1. Sự kiện văn bản

- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010)

- Chiếu là một thể loại chỉ các bậc vua, chúa mới được sử dụng trong những sự kiện lịch sử đặc biệt. Việc dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La là một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc nên nhà vua dùng chiếu để truyền đạt mệnh lệnh của mình là đúng đắn, phù hợp

  1. Lí do rời đô

Ở phần (1) và (2) của bài chiếu, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lí do nhất định phải dời đô:

- Việc dời đô là cần thiết. Các vị vua đời trước đã nhiều lần dời đô

- Việc dời đô xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc chứ không phải là ý định chủ quan của nhà vua

- Lý Công Uẩn muốn “đóng đô ở nơi trung tâm” đất nước, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để cho “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”, …

- Việc hai nhà Đinh, Lê các cứ, không chịu dời đô khiến cho “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”

-> Là những lí do khách quan, chủ quan của việc dời đô, đó cũng chính là việc làm thuận theo ý trời và lòng dân của vị minh quân

  1. Lí lẽ, dẫn chứng trong việc chọn kinh đô mới

- Ông đưa ra bằng chứng về việc nhiều triều đại trong lịch sử đã tiến hành việc dời đô: vua Bàn Canh nhà Thương năm lần, vua Thành Vương hà Chu ba lần

- Việc dời đô đều xuất phát từ lợi ích chung của đất nước

- Ông cũng chỉ ra tác hại của nhà Đinh, Lê không chịu dời đô

- Tiếp theo, ông chỉ ra những bằng chúng về lợi thế của nơi cần chuyển đến – thành Đại La, từ nhiều phương diện: vị trí, thế đất, sự tiện lợi, …

-> Từ đó, Lý Công Uẩn đưa ra ý kiến mang tính quyết định của mình trên cơ sở đồng thuận của mọi người

  1. Nhận xét

- Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.

- Đến thời nhà Lý, Lý Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

II. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

- Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

  1. Nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

  1. Đặc trưng thể loại

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của một văn bản nghị luận xã hội

- Các lí lẽ, bằng chứng trong bài chiếu được đưa ra đều mang tính thuyết phục và đã được kiểm chứng qua thực tế lịch sử, có tính dân chủ và được mọi người ủng hộ

- Tình cảm của tác giả thể hiện quan các lập luận đều thể hiện sự chân thành, bộc lộ lòng yêu nước, trách nhiệm đối với dân tộc

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay