Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 1: Đọc 2: Gió lạnh đầu mùa
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Trong lời mẹ hát sách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
VĂN BẢN: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
- Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn.
- Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Các truyện ngắn tiêu biểu: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...
- Tác phẩm
- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
- Nhan đề: “gió lạnh đầu mùa” là sự lạnh lẽo của cơn gió và sự ấm áp của tình người.
- Cốt truyện: đề tài giản dị, đời thường, chuyện không có biến cố, xung đột gì lớn (dường như không có cốt truyện), tập trung miêu tả, thể hiện cảm xúc, tâm trạng, tình cảm; ngôn ngữ rất nhẹ nhàng, truyền cảm, giàu chất thơ, …
- Tóm tắt: Sơn và Lan sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những chị em họ, Sơn và Lan luôn thân thiết với những đứa trẻ nghèo. Một hôm, trời bỗng chuyển lạnh, Sơn được mẹ mặc cho chiếc áo ấm. Hai chị em ra chợ chơi thì thấy Hiên - cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Sơn bàn với chị Lan đem chiếc áo bông cũ. Về đến nhà, người vú già nói với chị em Sơn mẹ đã biết chuyện. Sợ bị mắng, Sơn và Lan đến nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy ai. Đến khi về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo sang trả. Mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
- Cuộc sống của chị em Sơn
- Gia đình có vú già chăm sóc
- Cách xưng hô: Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng; cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” là gia đình trung lưu
- Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn;
=> Gia đình đủ đầy, sung túc; chị em Sơn được chăm sóc cẩn thận, chu đáo
- Cảm xúc của Sơn vào buổi sáng chớm đông
- Về sự thay đổi của cảnh vật xung quanh:
+ Hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh… làm nứt nẻ đồng ruộng, giòn khô những chiếc lá rơi
+ Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt
+ Gió vi vu, lá khô lạo xạo, trời màu trắng đục, những cây lan lá rung động và hình như sắt lại vì rét
=> Sơn có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên, cảnh vật
- Về mọi người trong gia đình:
Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:
+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;
+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
=> Sơn cảm nhận được không khí gia đình ấm áp, tình yêu thương của mẹ, của chị và cả vú già. Sơn là cậu bé sống giàu tình cảm, tinh tế, biết quan sát và yêu thương người thân
- Hoàn cảnh đáng thương của lũ trẻ nghèo và sự chia sẻ của hai chị em Sơn
- Sau khi mặc xong áo ấm, hai chị em Sơn ra chợ chơi với lũ trẻ
- Khung cảnh vắng lặng, nghèo khó, khắc nghiệt: chợ vắng không, mấy cái quán chơ vơ lộng gió; Rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề; Mặt đất rắn lại và nứt nẻ, không khí rét mướt -> Khung cảnh mùa đông lạnh lẽo ở khu chợ nghèo
- Những đứa trẻ ở ngoài chợ được miêu tả qua các chi tiết:
+ Mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ
+ Môi tím lại, những chỗ áo rách, da thịt thâm đi
+ Mỗi cơn gió đến, run lên, hai hàm răng đạp vào nhau
-> Cuộc sống của những đứa trẻ ở ngoài chợ: Nghèo khổ, thiếu thốn, tội nghiệp >< Cuộc sống của chị em Sơn: Sung túc, giàu có
- Thái độ của chị em Sơn với lũ trẻ:
+ Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa chứ không kiêu kì, khinh khỉnh như các em nhỏ của Sơn
+ Chị Lan giơ tay vẫy một con bé từ nãy vẫn đứng dựa vào cột: Sao không lại đây Hiên, lại đây chơi với tôi
– Chị Lan hỏi sao áo Hiên rách thế, áo lành đâu sao không mặc.
=> Hoà đồng, quan tâm các bạn
- Thái độ của lũ trẻ đối với chị em Sơn: Lũ trẻ nhìn thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ dập vì hai chị em cũng cùng trang lứa với lũ trẻ nơi đây, chúng tỏ ra vui mừng vì có bạn chơi cùng, có thể quây quần đùa nghịch với nhau. Nhưng hiện thực thì không cho phép chúng làm điều ấy bởi chúng là những đứa trẻ nghèo khổ, vì biết thân phận của mình, tầng lớp cách xa so với hai chị em Sơn. Chúng là những đứa trẻ hiểu chuyện.
- Diễn biến tâm trạng của Sơn trước khi cho áo: động lòng thương khi thấy hoàn cảnh của Hiên: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và nhớ đến đứa em gái đã mất của mình ngày trước cũng thường hay chơi, đùa nghịch với Hiên ở vườn nhà, thì thầm với chị mong muốn đem cho Hiên cái áo bông cũ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Sơn thấy “ấm áp vui vui” vì cậu cảm thấy mình đã làm được một việc tốt, việc có ích, có thể an ủi, động viên, lan tỏa được tình yêu thương đến đứa trẻ nghèo, tuy chỉ là hành động nhỏ nhưng cũng thấy được tấm lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân” được tác giả khắc họa.
=> Sự chia sẻ, giúp đỡ người khác trước hết sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho chính người “cho”
- Cảm xúc và hành động của chị em Sơn sau khi tặng áo và cảnh trả áo của hai người mẹ
- Cảm xúc và hành động của chị Sơn sau khi tặng áo
- Tâm trạng của Sơn sau khi cho áo:
+ Lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
+ Vội vàng ra chợ tìm cái Hiên…
+ Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp.
- Cảnh trả áo của hai người mẹ
- Cách ứng xử của mẹ Hiên:
+ Đem trả lại áo ngay.
+ Vừa cười vừa nói: "Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về."
=> Mẹ Hiên không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Qua đó, ta thấy được bà là người có tính cách chất phác, hiền hậu, sống thật thà, và giàu lòng tự trọng mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng không đánh mất phẩm giá của mình. Mẹ của Hiên khéo léo, giàu lòng tự trọng
- Cách ứng xử của mẹ Sơn:
+ Biết hoàn cảnh của gia đình Hiên, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên mượn tiền để may áo cho con
+ Mẹ Sơn không mắng các con chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và ôm con vào lòng âu yếm.
=> Người mẹ ấy hiểu và cảm thông cho hành động của hai con nên không hề trách mắng mà hơn thế còn hiểu và muốn giúp đỡ gia đình Hiên. Vậy nên có thể khẳng định rằng mẹ của Sơn: nhân hậu, tử tế và yêu thương con
- Mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung
- Khắc họa những con người nơi làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết yêu thương, sẻ chia
- Đề cao tinh thần chia sẻ, lòng nhân hậu và tình yêu thương giữa con người với con người
- Nghệ thuật
- Tự sự kết hợp miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ
- Đặc trưng thể loại
- Tình huống truyện
- Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên
- Cốt truyện giản dị, đời thường, … nhưng ý nghĩa sâu sắc, thấm thía; lời văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ giàu chất thơ
- Xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết
- Ngôn ngữ
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ
- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi; cách kể chuyện tự nhiên
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 Đọc 2: Gió lạnh đầu mùa