Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá sách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 2. VĂN BẢN. NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HÓA

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả, tác phẩm
  2. Tác giả

- Mai Liễu (1949 – 2020) tên thật là Ma Văn Liễu, quê tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo, ông lấy bút danh là Mai Liễu.

- Thơ của Mai Liễu chân thật và thấm đẫm tình cảm. Trong những tác phẩm của ông, tình cảm gia đình, tình cảm giữa người với người và tình yêu quê hương, miền núi được đề cao. Ngôn từ trong thơ Mai Liễu cũng đậm chất miền núi.

-  Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995),“Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

  1. Tác phẩm

- Trích trong Thơ Mai Liễu, NXB Nhà văn, Hà Nội, năm 2015.

II. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ THƠ, BỐ CỤC VÀ MẠCH CẢM XÚC CỦA BÀI THƠ NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HOÁ

  1. Đặc điểm về thể thơ

- Mỗi dòng có bảy chữ

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 2/2/2, 2/4, 4/2. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.

  1. Bố cục, mạch cảm xúc

- Bố cục:

+ Hai khổ đầu: Cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Ba khổ thơ sau: Cảm nhận của tác giả về con người và các phong tục quê hương

- Mạch cảm xúc:

+ Hai khổ thơ đầu: Nỗi nhớ vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá

+ Ba khổ thơ sau: Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

  1. Nhan đề

- Bài thơ có nhan đề “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Đây cũng là dòng mở đầu gợi cảm hứng cho tâm hồn nhà thơ hướng về những ấn tượng đặc biệt của thiên nhiên, con người trong mùa xuân của mảnh đất quê hương

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Nỗi nhớ vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân của vùng đất Chiêm Hoá

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh sau: “Tháng Giêng mưa tơ rét lộc”, “mùa măng”, “Sông Gâm đôi bờ cát trắng”, “đá”, “bến” ngẩn ngơ “trông nhau”, màu xanh ngút ngàn của “Non Thần”

- Nhận xét: Bức tranh đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên gần gũi, giản đơn nhưng có hồn tạo nên một mùa xuân tràn đầy sức sống. Bao trùm trong bức tranh tuyệt đẹp ấn chính là sự ấn tượng về màu sắc đầy sắc xuân, sức xuân: màu xanh ngút ngàn vươn lên cao của cỏ cây trên đỉnh Non Thần, màu trắng của cát đôi bờ sông Gâm, … Thiên nhiên và con người như đầy sức sống, như tươi mới, trẻ trung, xuân sắc hơn

-> Mùa xuân như mang đến một nguồn sinh khí mới mẻ, tràn đầy cho vạn vật

- Biện pháp tu từ nhân hoá được tác giả sử dụng thành công trong khổ thứ hai là “Đá ngồi chờ dưới bến trông nhau/ Non Thần hình như trẻ lại”

- Với biện pháp nhân hoá, thiên nhiên như được thổi tâm hồn, cảm xúc của con người, biết chờ đợi, trông ngóng “Đá ngồi chờ dưới bến trông nhau”. Đỉnh Non Thần như “bừng tỉnh”, được tiếp thêm sinh khí mà trẻ lại, sức sống náo nức của mùa xuân hoá thành sắc xuân xanh mượt mà, ngút ngát vươn cao giữa mây trời

  1. Cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tình tứ, đầy sức sống của con người vào mùa xuân nơi vùng đất quê hương

- Bức tranh con người được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh sau: các cô gái Dao với “Vòng bạc rung rinh cổ tay”, “Ngù hoa mơn mởn ngực đầy”; các cô gái bản Tày duyên dáng, sắc áo chàm “như cũng pha hương”, “nụ cười môi mọng”, trò chơi ném còn trong ngày hội “lùng tùng”

- Nhận xét: Bức tranh con người ngày xuân được vẽ lên bởi một thứ màu sắc đầy sức xuân, sắc xuân: màu đỏ rực rỡ của dây ngù hoa đính ở hai bên ngực áo người phụ nữ Dao đỏ; màu xanh, màu đỏ, … của quả còn tung lên trong ngày hội. Điều này tạo nên ấn tượng về vẻ đẹp đang độ xuân thì tràn đầy sức sống của các cô gái Dao. Mùa xuân dường như cũng lạc bước bởi mải mê say đắm trước sự duyên dáng, tình tứ của con người, … Bức tranh con người còn gợi ấn tượng cho người đọc về vẻ đẹp của một vùng văn hoá đặc trưng của đồng bào miền núi phía Bắc với trang phục độc đáo và các phong tục tập quán, lễ hội mùa xuân, …

- Biện pháp tu từ nhân hoá được tác giả sử dụng thành công trong khổ thứ tư là “Mùa xuân e cũng lạc đường”

- Với biện pháp nhân hoá, mùa xuân như trở thành một người khách lạ, một chàng trai vì đắm đuối, say mê chiêm ngưỡng vẻ đẹp tràn đầy sức trẻ, sức sống, … của con người mà như “e cũng lạc đường”, …

IV. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả.

  1. Nghệ thuật

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.

  1. Đặc trưng thể loại
  2. Đặc sắc bố cục thể loại

- Tuân thủ theo đúng luật thơ sáu chữ

  1. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

- Các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay