Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 2: Đọc 1: Nắng mới

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Đọc 1: Nắng mới sách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 2. VĂN BẢN. NẮNG MỚI

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả, tác phẩm
  2. Tác giả

- Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

- Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

- Phong cách nghệ thuật: giọng thơ trong trẻo, ý thơ tinh tế

- Tác phẩm chính: Tiếng thu (1939); Tỏa sáng đôi bờ (1959); Người con gái sông Gianh (1966), ..

  1. Tác phẩm

- Bài thơ “Nắng mới” được trích từ tập thơ “Tiếng thu”, xuất bản năm 1939

  1. Đặc điểm về thể thơ, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Nắng mới
  2. Đặc điểm về thể thơ

- Mỗi dòng có bảy chữ

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.

  1. Bố cục, mạch cảm xúc

- Bố cục:

+ Khổ 1: Những tín hiệu đánh thức kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhà thơ

+ Khổ 2, 3: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của tác giả

- Mạch cảm xúc:

+ Khổ 1: Nỗi buồn da diết, cảm thấy trống vắng vì thiếu mẹ được thức dậy trong tâm hồn nhà thơ bởi những tín hiệu đặc biệt

+ Khổ 2, 3: Nỗi nhớ và niềm hạnh phúc trong tâm tưởng tác giả khi hồi tưởng lại những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ thuở còn có mẹ

-> Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ được thể hiện theo trình tự thời gian, từ hiện tại ngược về quá khứ, nhằm nhấn mạnh tình cảm yêu thương sâu đậm của tác giả dành cho người mẹ của mình

  1. Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ thương sâu sắc của tác giả dành cho người mẹ
  2. Nhan đề

Bài thơ có nhan đề Nắng mới. Đây là hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cảm hứng cho tác giả, thúc dậy những kỉ niệm đẹp về mẹ trong kí ức thuở lên mười

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Những tín hiệu đánh thức kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhà thơ

- Hình ảnh làng quê: “nắng mới”, “gà trưa” => đây là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam.

- Trong khổ thơ thứ nhất nói riêng và trong cả bài thơ nói chung, nhân vật “tôi” có tâm trạng buồn, nhớ thương sâu sắc người mẹ đã khuất của mình. Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua các từ ngữ “nhớ”, “chửa xoá mờ”

- Các từ láy xuất hiện trong đoạn một “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” được sử dụng rất giàu sắc thái biểu cảm. Cụ thể:

+ Âm thanh tiếng gà trưa chợt vọng đến hoá thành tâm trạng khi được tác giả thể hiện bằng hai từ “xao xác”, “não nùng”. “Xao xác” là những thanh âm nối tiếp nhau, làm cho không gian buổi trưa đang yên tĩnh, vắng vẻ bỗng trở nên xao động. Cái xao động từ ngoại cảnh thức dậy cả một bầu trời tâm trạng của nhân vật “tôi”, tạo ra những gợn sóng của tâm hồn.

+ Còn “não nùng” là cảm xúc buồn đau sâu đậm và đầy day dứt. Âm thanh tiếng gà gáy ban trưa trở thành tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt bắc nhịp cầu cho tâm tưởng hiện tại trở về quá khứ.

+ Và “chập chờn” là gạch nối bước từ trạng thái của bờ bên này sang bờ bên kia, như thực, như mơ trong tâm trạng của cái tôi trữ tình

-> Các từ láy tạo thành đường dẫn của cảm xúc, của kí ức, dẫn tâm hồn của nhà thơ và mỗi chúng ta  về với những ngày tháng thân thương vốn đã xa rồi

  1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của tác giả

- Để thể hiện hình ảnh người mẹ, tác giả đã lựa chọn các hình ảnh trong hai khổ thơ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười đen nhánh”

- Ở thế giới của hoài niệm còn mãi, mẹ hiện lên giữa không gian bừng sáng của “nắng mới” – nguồn sáng mới mẻ, tươi đẹp, hân hoan, trong tay là tấm “áo đỏ”  “người đưa trước giậu phơi”. Màu đỏ ấm nóng của tấm áo hoà với màu nắng mới, dường như cùng phản chiếu lên gương mặt dịu dàng, trẻ trung của mẹ. Và “nét cười đen nhánh” sau tay áo tạo nên một bức tranh thật đẹp.

-> Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Bài thơ là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình đối với người mẹ của mình. Qua đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

  1. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn

- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

- Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mang màu sắc làng quê Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi.

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ

  1. Đặc trưng thể loại
  2. Bố cục

- Tuân thủ theo đúng luật thơ bảy chữ

  1. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

- Các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 1: Nắng mới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay