Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 8: Đọc 1: Hoàng Lê nhất thống chí

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8 Đọc 1: Hoàng Lê nhất thống chí sách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8. VĂN BẢN. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

  1. Tìm hiểu chung
  2. Tác giả

- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có gia đình họ Ngô Thì ( Sở, Nhiệm, Chí, Du...) có một số người trong gia đình đã viết tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Ngô Chiêu Thống, ông tuyệt đối trung thành với với triều Lê

- Ngô Thì Du (1772 - 1840) Anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, dưới triều Tây Sơn ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng ( nay thuộc Hà Nam).

  1. Tác phẩm
  2. Hoàng Lê nhất thống chí (ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê) là tiểu thuyết viết bằng chữ Hán theo hình thức chương hồi. Tác phẩm có hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống xã hội Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, kể từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767), Nguyễn Huệ - Quang Trung ra Bắc đánh tan quân Thanh xâm lược cho đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802).
  3. Văn bản trong sách trích từ Hồi thứ mười bốn, kể chuyện Hoàng đế Quang Trung ra Bắc đánh tan quân Thanh và chuyện Lê Chiêu Thống cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc

- Sự kiện

+ Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn kể về 3 sự kiện chính: Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê. Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh. Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc

- Bố cục

+ Phần 1 (Từ đầu đến “25 … 1788”): Quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.

+ Phần 2 (Từ đoạn "Vua Quang Trung tự mình … kéo vào thành): Cuộc hành quân và chiến thắng vang dội của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
  2. Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long

- Bắc Bình Vương giận lắm, họp các tướng sĩ, định cầm quân đi ngay, mọi người khuyên

- Ngày 20, 22, 24/11, Nguyễn Huệ cho lập đàn tế cáo trời đất và lên ngôi Hoàng đế, xuất quân ra Bắc

-> Hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quả quyết

  1. Cuộc hành quân thần tốc

- Tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp

- Hành quân thần tốc với phương tiện thô sơ (hai người khiêng một người – vừa đi vừa chạy), tuyển mộ binh lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ

+ Lời dụ ở trấn Nghệ An: ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần tướng sĩ quyết tâm đánh giặc

+ Lời phủ dụ với quan tướng thân cận cho thấy ông là người lãnh đạo độ lượng, thông minh

-> Ông là người có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến cộng sự, thông minh, biết thu phục lòng người
c. Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh

- Cho quân ăn Tết trước, tiến đánh làm địch không kịp trở tay

- Dùng kế nghi binh (reo hò của tướng sĩ), sử dụng tấm ván chắn bằng tẩm nước, ... tiến thẳng vào chiếm Ngọc Hồi – Đống Đa

-> Hình ảnh thật oai phong, lẫm liệt. Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo – nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin

=> Nhận xét về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

- Mỗi hành động của Quang Trung- Nguyễn Huệ đều rất quả quyết, mạnh mẽ phi thường khiến cho tướng sĩ tin tưởng hết sức.

- Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.

- Ông là người có trí tuệ của bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định liệu như thần.

- Người có tài dụng binh như thần.

- Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo – nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin

  1. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước
  2. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị

- Mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng, chủ quan

- Bị đánh bất ngờ: hốt hoảng, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, đóng yên ngựa, vội vã bỏ chạy

- Bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, hoảng loạn xéo lên nhau mà chết

-> Thảm hại nhục nhã, đớn hèn, xấu hổ

  1. Vua quan Lê Chiêu Thống

- Vua Lê ở thành Thăng Long không nghe được tin cấp báo nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào tiệc yến mừng, không lo chi đến việc bất trắc.

+ Sau khi biết tin: Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài, gấp rút chạy đến Nghi Tàm, gặp được chiếc thuyền đánh cá vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc.

+ Vua Lê Chiêu Thống là một ông vua bù nhìn, đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của đất nước, cấu kết với nhà Thanh để đất nước rơi vào tay của kẻ thù phương Bắc. Ông không xứng đáng làm vua nước Nam nên kết cục ông phải trả giá. Ông đã bán sống bán chết chạy trốn, thậm chí còn bị đói chạy đến cửa ải để tìm đường sống và "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.

-> Đoạn văn miêu tả chân thực. Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm của bề tôi cũ

III. Tổng kết

  1. Nội dung

- Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

  1. Nghệ thuật

- Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh

  1. Đặc trưng thể loại

- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

- Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi

- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập

- Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 Đọc 1: Hoàng Lê nhất thống chí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay