Nội dung chính Toán 10 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 19: Phương trình đường thẳng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chương 7 Bài 19: Phương trình đường thẳng sách Toán 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
BÀI 19. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG
1. PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA ĐƯỜNG THẲNG
HĐ1.
Tập hợp những điểm M là đường thẳng qua A và vuông góc với với giá của n.
Định nghĩa: Vectơ n khác 0 được gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ nếu giá của nó vuông góc với ∆.
Nhận xét:
- Nếu n là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ thì kn (k≠0) cũng là vectơ pháp tuyến của ∆.
- Đường thẳng hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một vectơ pháp tuyến của nó.
Ví dụ 1 (SGK – tr.31)
HĐ2.
AM=x-x0;y-y0
Xét tích n. AM=ax-x0+by-y0=0 (1)
nAM hay AM có giá trùng với đường thẳng ∆ ⇒M∈∆
Nhận xét:
Nếu đặt c=-ax0-by0 thì (1) còn được viết dưới dạng ax+by+c=0 và được gọi là phương trình tổng quát của ∆ khi và chỉ khi toạ độ của nó thoả mãn phương trình tổng quát của ∆.
Kết luận:
Trong mặt phẳng toạ độ, mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng ax+by+c=0, với a và b không đồng thời bằng 0. Ngược lại, mỗi phương trình dạng ax+by+c=0, với a và b không đồng thời bằng 0, đều là phương trình của một đường thẳng, nhận n(a;b) là một vectơ pháp tuyến.
Ví dụ 2 (SGK – tr.31)
Luyện tập 1:
Đường cao AH đi qua điểm A(-1;5) có một vectơ pháp tuyến là nAH=BC=(4;-2).
Phương trình tổng quát của AH là: 4x+1-2y-5=0
⇔4x-2y+14=0
Ví dụ 2 (SGK – tr.32)
Luyện tập 2:
Ta có: ∆:y=3x+4
⇔∆:3x-y+4=0
Một vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ là n=(3;-1)
Nhận xét: Trong mặt phẳng toạ độ, cho đường thẳng ∆:ax+by+c=0
+) Nếu b=0 thì phương trình có thể đưa về dạng x=m (với m=-ca) và ∆ vuông góc với Ox
+) Nếu b≠0 thì phương trình có thể đưa về dạng y=nx+p (với n=-ab, p=-cb)
2. PHƯƠNG TRÌNH THAM SỐ CỦA ĐƯỜNG THẲNG
HĐ3.
Vật thể chuyển động với vectơ vận tốc bằng v thì nó sẽ di chuyển trên đường thẳng ∆2.
Định nghĩa: Vectơ u khác 0 được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ nếu giá của nó song song hoặc trùng với ∆.
Nhận xét:
- Nếu u là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ thì ku (k≠0) cũng là vectơ chỉ phương của ∆.
- Đường thẳng hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một vectơ chỉ phương của nó.
- Vectơ n(a;b) vuông góc với các vectơ u(-b;a) và v(b;-a) nên nếu n là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ thì u, u là hai vectơ chỉ phương của đường thẳng đó và ngược lại.
Ví dụ 4 (SGK – tr.33)
Luyện tập 3:
Ta có: ∆:2x-y+1=0
Một vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ là n=(2;-1)⇒ vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ là u=(1;2)
HĐ4.
a) Vật thể chuyển động trên đường thẳng qua A(2;1) và có vectơ chỉ phương v(3;4).
b) Giả sử tại thời điểm t, vật thể ở vị trí M(x;y). Khi đó AM=tv tức là:
{x-2=3t y-1=4t {x=2+3t y=1+4t
Vậy M(2+3t;1+4t)
Định nghĩa: Cho đường thẳng ∆ đi qua điểm A(x0;y0)và có vectơ chỉ phương ua;b. Khi đó điểm M(x;y) thuộc đường thẳng ∆ khi và chỉ khi tồn tại số thực t sao cho AM=tu, hay {x=x0+at y=y0+bt (2)
Hệ (2) được gọi là phương trình tham số của đường thẳng ∆ (t là tham số).
Ví dụ 5 (SGK – tr.33)
Luyện tập 4:
Ta có: d:3x-4y-1=0
nd=(2;-1)⇒ud=(1;2)
Vì ∆//d⇒u∆=ud=(1;2)
Phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua M(2;-3) và có vectơ chỉ phương u∆=(1;2) là:
{x=-1+4t y=2+3t .
Ví dụ 6 (SGK – tr.33)
Luyện tập 5:
Ta có: Ax1;y1, Bx2;y2
uAB=AB=(x2-x1; y2-y1)
Phương trình tham số của đường thẳng AB:
{x=x1+(x2-x1)t y=y1+(y2-y1)t
Vì uAB=(x2-x1; y2-y1)
nAB=(y2-y1; -x2+x1)
Phương trình tổng quát của đường thẳng AB:
(y2-y1)(x-x1) -(x2-x1)(y-y1)=0
Vận dụng:
Ta có: A0;32, B100;212
uAB=AB=(100; 180)
nAB=(9;-5)
Phương trình đường thẳng AB đi qua A(0;32) và có nAB=(9;-5) là:
9x-5y+160=0
⇔x=5y-1609
Khi y=0℉ ta có:
x=5.0-1609=-1609℃
Khi y=100℉ ta có:
x=5.100-1609=3409℃
Vậy 0℉, 100℉ tương ứng xấp xỉ -18℃, 38℃
=> Giáo án toán 10 kết nối bài 19: Phương trình đường thẳng (2 tiết)