Giáo án toán 10 kì 1 kết nối trí thức
Giáo án toán 10 kì 1 kết nối trí thức. Giáo án được soạn theo công văn 5512 - công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án tải về là file word, dễ dàng chỉnh sửa. Giáo viên có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Kéo xuống dưới để tham khảo các bài soạn. Cách tải đơn giản, dễ dàng
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án toán 10 kì 1 kết nối trí thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 8: TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTƠ (2 TIẾT)- MỤC TIÊU:
- Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hiện được các phép toán cộng, trừ vectơ.
- Mô tả được trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm của tam giác bằng vectơ.
- Vận dụng vectơ trong giải các bài toán tổng hợp, phân tích lực, tổng hợp vận tốc.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tổng và hiệu của hai vectơ, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: thiết lập đối tượng toán học, tính toán với tổng hiệu của hai vectơ từ đó, giải quyết các vấn đề liên quan tới các đại lượng đó.
- Giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: TỔNG, HIỆU CỦA HAI VECTƠ VÀ SỰ BIỂU THỊ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG VÀ TRỌNG TÂM CỦA TAM GIÁC BẰNG VECTƠ
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- HS thấy nhu cầu thiết lập các phép toán trên vectơ tương thích với các phép hợp lực, tổng hợp vận tốc.
- b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về việc phải thiết lập phép toán giữa các vecto.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Một con tàu chuyển động từ bờ bên này sáng bờ bên kia của một dòng sông với vận tốc riêng không đổi. Giả sử vận tốc dòng nước là không đổi và đáng kể, các yếu tố bên ngoài khác không ảnh hưởng đến vận tốc thực tế của tàu. Nếu không quan tâm đến điểm đến thì cần giữ lái cho tàu tạo với bờ sông một góc bao nhiêu để tàu sang bờ bên kia được nhanh nhất?
- GV đặt vấn đề:
+ Vận tốc thực tế của tàu phụ thuộc vào những vận tốc nào?
+ Hướng của tàu đi có theo hướng ban đầu không, hay theo một hướng khác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS trả lời:
+ Vận tốc thực tế của tàu phụ thuộc vào vận tốc riêng của tàu (đối với dòng nước) và vận tốc của dòng nước (đối với bờ).
+ Dự đoán: hướng của tàu không đi theo hướng ban đầu mà sẽ bị lệch so với ban đầu, vì do dòng nước đẩy.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Vận tốc thực tế của con tàu trên sông đối với bờ phụ thuộc vào vận tốc riêng của tàu (đối với dòng nước) và vận tốc của dòng nước (đối với bờ). Tương tự, một vật thường chịu tác động của nhiều lực. Ta đã biết dùng vectơ để biểu diễn các đại lượng đó; bài học này xây dựng các phép toán trên vectơ, tương thích với việc tổng hợp vận tốc, tổng hợp và phân tích lực."
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tổng, hiệu của hai vectơ và sự biểu thị trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác bằng vectơ
- a) Mục tiêu:
- Phát biểu được và thực hiện được các phép toán tổng, hiệu của hai vectơ theo định nghĩa và theo quy tắc.
- HS sử dụng quy tắc cộng, vectơ đối để biểu thị trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm tam giác theo vectơ.
- b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ 1, 2, 3, 4, Ví dụ 1, 2, 3, 4, Luyện tập 1.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, tính được tổng và hiệu của hai vecto.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tổng của hai vecto - GV yêu cầu HS hoàn thành HĐ 1. - GV đưa ra khái niệm cho HS, chú ý cho HS: + Để tính được tổng hai vecto và ta có thể phải vẽ thêm vecto sao cho điểm cuối của vecto này là điểm đầu của vecto kia. - GV cho thêm ví dụ: - GV cho HS làm HĐ2. + Để tính tổng của ta có thể quy về tính tổng của hai vecto nào? (Do nên = ). - HS đọc khung kiến thức. - GV nhấn mạnh: Để thực hiện phép cộng hai vecto, ta có thể thay hai vecto đó bởi các vecto tương ứng bằng chúng sao cho hoặc hai vecto mới có chung gốc để áp dụng quy tắc hình bình hành, hoặc điểm cuối của một vecto trùng với điểm đầu của vecto còn lại. - GV cho HS làm HĐ3.
Từ đó rút ra một số tính chất của phép cộng vecto.
- Chú ý cho HS cách viết .
- HS đọc hiểu Ví dụ 1. GV lưu ý: + Có thể có nhiều cách thay thế các vecto để có thể sử dụng các quy tắc cộng. + Có thể tính tổng bằng cách thay bằng cặp vecto nào? (Cặp vecto , ). - HS làm Luyện tập 1 theo nhóm đôi. Gợi ý: Có nhiều cách thay thế các vecto. Ví dụ: có thể thay vecto bởi một vecto có điểm đầu là P (để dùng quy tắc ba điểm) hoặc bởi một vecto có điểm đầu là O (dùng quy tắc hình bình hành).
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiệu của hai vecto - GV chiếu hình ảnh: Cho HS làm HĐ4.
- GV giới thiệu khái niệm vecto đối. Ví dụ: Vecto đối của vecto là vecto nào? (Vecto ).
- GV cho câu hỏi thêm: + Nhận xét về tổng của hai vecto đối nhau? + Cho , hãy chứng minh là vecto đối của . (Hai vecto đối nhau thì tổng của chúng bằng ) ( , suy ra điểm A trùng điểm C nên , tức là là vecto đối của vecto ). - Từ đó GV cho HS đến chú ý về tổng hai vecto đối. - GV giới thiệu: Thông qua vecto đối ta có thể định nghĩa được hiệu hai vecto. + HS đọc định nghĩa.
- HS đọc chú ý về biến đổi giữa tổng và hiệu của 3 vecto: - GV biến đổi, giảng giải cho HS hiểu: Từ đó có quy tắc hiệu. Nhấn mạnh: Quy tắc hiệu sử dụng để tính hiệu hai vecto có chung điểm đầu. - HS đọc hiểu Ví dụ 2. - GV hướng dẫn HS làm Ví dụ 3, hướng dẫn: + a) Khi I là trung điểm AB thì hai vecto và là hai vecto như thế nào? + b) Hướng dẫn HS kẻ thêm vecto đối của vecto là . + Tính tổng theo quy tắc hình bình hành. Giới thiệu kết quả bài toán là dấu hiệu nhận biết trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm tam giác. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát các kiến thức trọng tâm của bài. Nhấn mạnh: + Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành + Quy tắc hiệu. + Công thức trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác. | 1. Tổng của hai vectơ HĐ1:
Định nghĩa: Cho hai vectơ . Lấy một điểm A tùy ý và vẽ . Khi đó vectơ được gọi là tổng của hai vectơ và và được kí hiệu là . Phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.
HĐ2: Vậy
Quy tắc ba điểm: Với ba điểm bất kì A, B, C, ta có . Quy tắc hình bình hành: Nếu ABCD là một hình bình hành thì .
HĐ3: a) b) Kết luận: Với ba vectơ tùy ý: - Tính chất giao hoán: ; - Tính chất kết hợp: - Tính chất của vectơ-không: . Chú ý: Do các vectơ và bằng nhau, nên ta còn viết chúng dưới dạng và gọi là tổng của ba vectơ . Tương tự, ta cũng có thể viết tổng của một số vectơ mà không cần dùng các dấu ngoặc. Ví dụ 1 (SGK – tr52)
Luyện tập 1: Do ABCD là hình thoi có nên các tam giác ABC, ADC là các tam giác đều. Do đó CA = CB = CD = 1. (1) + Tính độ dài của vectơ : Theo quy tắc hình bình hành, ta có: . . + Tính độ dài của vectơ : Do tính giao hoán và tính kết hợp của phép cộng vectơ, nên: . 2. Hiệu của hai vectơ HĐ4: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. Hai vectơ sẽ ngược hướng nhau, điểm đầu của vectơ này là điểm cuối của vectơ kia và có độ dài bằng nhau. Định nghĩa: - Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ được gọi là vectơ đối của vectơ . Vectơ đối của được kí hiệu là . - Vectơ được coi là vectơ đối của chính nó. Chú ý: Hai vectơ đối nhau khi và chỉ khi tổng của chúng bằng .
Định nghĩa: Vectơ được gọi là hiệu của hai vectơ và và được kí hiệu là . Phép lấy hiệu hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ. Chú ý: Nếu thì Quy tắc hiệu: Với ba điểm O, M, N ta có
Ví dụ 2 (SGK – tr53) Ví dụ 3 (SGK – tr53)
Chú ý: - Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì . - Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì |
TIẾT 2: VẬN DỤNG PHÉP TOÁN VECTƠ ĐỂ BIỂU DIỄN HỢP LỰC VÀ TỔNG HỢP VẬN TỐC
Hoạt động 2: Vận dụng phép toán vectơ để biểu diễn hợp lực và tổng hợp vận tốc
- a) Mục tiêu:
- HS vận dụng tổng, hiệu hai vectơ để tổng hợp lực, tổng hợp vận tốc, vận dụng giải quyết các bài toán tính toán, chứng minh và bài toán thực tế.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm Luyện tập 2,
- c) Sản phẩm: HS nêu được , giải được
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS nhắc lại các quy tắc ba điểm, quy tắc hiệu. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Luyện tập 2. GV gợi ý: Cách 1: + Để thực hiện phép cộng giữa và ta có thể sử dụng quy tắc nào? (Quy tắc hình bình hành vì chung gốc) + GV hướng dẫn HS vẽ thêm các hình bình hành để thực hiện. Cách 2: + Sử dụng tính chất của trung điểm đoạn thẳng của bài trước ta có điều gì? ( , ). + Viết vecto theo hai vecto và , tương tự với các vecto khác. Ta có thể suy ra điều gì? + GV hướng dẫn HS viết thành tổng rồi nhận xét tính chất của các vecto, từ đó suy ra tổng bằng .
- GV nhắc lại phần mở đầu bài học về tổng hợp vận tốc. Cho HS đọc phần chú ý, giảng giải cho HS.
- HS thảo luận, đọc hiểu Ví dụ 4. GV hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm 4, làm Vận dụng. Gợi ý: + Khẩu pháo chịu 3 lực là các loại lực nào, được biểu diễn bởi các vecto nào trên hình vẽ? + Để kéo khẩu pháp lên thì mối quan hệ của 3 lực như thế nào? ( ). + Gọi hợp lực , tính độ lớn của lực T. Từ đó giải quyết bài toán. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động nhóm, suy nghĩ bài toán. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | Luyện tập 2: Cách 1: Sử dụng quy tắc hình bình hành Lấy K và L lần lượt đối xứng với O qua M và N. Khi đó các tứ giác AOBK, CODL là các hình bình hành. Hơn nữa, do O là trung điểm của MN nên OK = 2OM = 2ON = OL, do đó O cũng là trung điểm của KL. Suy ra . Từ đó suy ra: Cách 2: Do M là trung điểm của AB nên ta có: Hay Tương tự ta có: Từ đó suy ra: Chú ý: Phép cộng vectơ tương ứng với các quy tắc tổng hợp lực, tổng hợp vận tốc: - Nếu hai lực cùng tác động vào chất điểm A và được biểu diễn bởi các vectơ thì hợp lực tác động vào A được biểu diễn bởi vectơ . - Nếu một con thuyền di chuyển trên sông với vận tốc riêng (vận tốc so với dòng nước) được biểu diễn bởi vectơ và vận tốc của dòng nước (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ thì vận tốc thực tế của thuyền (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ . Ví dụ 4: Giải bài toán trong tình huống mở đầu Vận dụng: Lực tổng hợp của trọng lực và phản lực là lực theo phương dốc, hướng từ đỉnh dốc xuống chân dốc, có độ lớn bằng =11074 (N). Bởi vậy, để kéo được pháo lên dốc, lực kéo cần phải có độ lớn lớn hơn độ lớn của lực . Và do đó =11074 (N). Do nên nếu lực kéo của mỗi người bằng 100 N thì cần tối thiểu 111 người để kéo pháo lên dốc. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của bài học.
- b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm phần bài tập trắc nghiệm và Bài 4.6, 4.7, 4.8 (SGK – tr 54).
- c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về chứng minh đẳng thức chứa vecto, tính tổng hoặc hiệu của các vecto.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi Bài 4.6, 4.7, 4.8 (SGK – tr 54).
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho 4 điểm bất kỳ . Đẳng thức nào sau đây là đúng:
- . B. .
- . D. .
Câu 2: Cho 4 điểm bất kì . Đẳng thức nào sau đây đúng?
- . B. .
- . D. .
Câu 3: Cho hình bình hành có tâm . Khẳng định nào sau đây là đúng:
- . B. .
- . D. .
Câu 4: Cho bốn điểm phân biệt. Khi đó vectơ bằng:
- . B. . C. . D. .
Câu 5: Cho 4 điểm bất kỳ . Đẳng thức nào sau đây là đúng:
- A. . .
- . D. .
Câu 6: Cho 6 điểm . Tổng véc tơ: bằng
- . B. .
- . D. .
Câu 7: Cho hình vuông có cạnh bằng . Khi đó bằng:
- . B. . C. . D. .
Câu 8: Cho tam giác đều cạnh , trọng tâm là . Phát biểu nào là đúng?
- . B. .
- . D. .
Câu 9: Cho hình bình hành ABCD với I là giao điểm của 2 đường chéo. Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?
- B.
- D.
Câu 10: Cho hình bình hành ,với giao điểm hai đường chéo là . Khi đó:
- . B. .
- . D. .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- HS suy nghĩ trả lời bài tập trắc nghiệm.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Câu trắc nghiệm: HS trả lời nhanh, giải thích được đáp án, các HS khác nhận xét và bổ sung.
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Kết quả:
Bài 4.6:
- a) Xét vế trái:
Vậy
- b) Xét vế trái:
Vế phải:
Vậy =
Bài 4.7. Giả sử tìm được điểm thoả mãn .
Khi đó, theo quy tắc hình bình hành ta được . Từ đó, theo kết quả Bài tập 4.3, tứ giác là một hình bình hành. Vậy điểm cần tìm là đỉnh thứ tư của hình bình hành dựng trên hai cạnh .
Do tứ giác là hình bình hành nên . (1)
Do tứ giác là hình bình hành nên . (2)
Từ (1) và (2) suy ra và là hai vectơ đối nhau.
Bài 4.8.
+)
+) Dựng hình bình hành ABDC có:
Gọi I là giao của AD và CB, AD = 2AI. Vì tam giác ABC là tam giác đều nên AI vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến của tam giác ABC, ta có: .
Vậy .
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | D | B | A | C | D | D | C | C |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự liên hệ của toán học với thực tế và các môn học khác.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 4.9, 4.10 (SGK – tr54)
- c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài toán về tổng hợp vận tốc và tổng hợp lực.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập Bài 4.9, 4.10 (SGK – tr54)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Đáp án:
Bài 4.9. Vectơ biểu diễn cho lực , vectơ biểu diễn cho lực và vectơ biểu diễn cho hợp lực .
Trong tam giác có
và .
Theo định lí côsin, ta có .
Bài 4.10. Biểu thị hai bờ sông là hai đường thẳng song song và . Giả sử tàu thứ nhất xuất phát từ hướng về hạ lưu và tàu thứ hai xuất phát từ hướng về thượng nguồn.
Ta sử dụng các vectơ để biểu diễn cho vận tốc của dòng nước, vận tốc riêng của tàu thứ nhất và tàu thứ hai.
Lấy các điểm sao cho . Từ giả thiết suy ra tứ giác là một hình thang cân.
Lấy các điểm sao cho . Khi đó cùng nằm trên một đường thẳng song song với và các vectơ tương ứng biểu diễn cho vận tốc thực của tàu thứ nhất và tàu thứ hai.
Khi đó tàu thứ nhất chuyển động theo hướng đến đích là điểm và tàu thứ hai chuyển động theo hướng và đến đích là điểm bên bờ đối diện.
Do các đường thẳng đôi một song song, nên theo định lí Thales . Suy ra hai tàu cần thời gian như nhau để sang được đến bờ bên kia.
Bởi vậy cả hai tàu sang đến bờ bên kia cùng một lúc.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới "Tích của một vectơ với một số"
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án toán 10 kì 1 kết nối trí thức, Giáo án word toán 10 kì 1 kết nối trí thức, giáo án toán 10 kết nối trí thức word
Tài liệu giảng dạy môn Toán THPT