Nội dung chính vật lí 8 kết nối tri thức Bài 15: Áp suất trên một bề mặt
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 15: Áp suất trên một bề mặt sách vật lí 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
BÀI 15: ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT
- Áp lực là gì?
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Lực được mô tả là áp lực là:
- Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn;
- Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh;
Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.
- Áp suất
1 Thí nghiệm
Áp lực (F) | Diện tích bị ép (S) | Độ lún (h) |
Fb > Fa | Sb = Sa | hb > ha |
Fc = Fa | Sc < Sa | hc < ha |
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ
- Công thức tính áp suất
- Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt
- Áp suất được tính bằng công thức
Trong đó :
- p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa, 1Pa = 1N/m2)
- F là áp lực tác dụng lên mặt bị áp có diện tích S
- Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất
HĐ1:
Vót nhọn mũi cọc và dùng búa hoặc một tảng đá to gõ xuống tạo áp lực lớn lên đầu cọc. Khi đó ta đã đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích bị ép lên mặt đất nên áp suất sẽ tăng và đóng cọc xuống được dễ dàng hơn.
HĐ2:
Để ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta có thể dùng tấm ván rộng kê xuống dưới bánh xe. Việc làm này là để tăng diện tích bị ép của xe lên mặt đất từ đó giảm áp suất lên mặt đường, giúp xe có thể di chuyển dễ dàng hơn.
* TỔNG KẾT
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
Trong đó :
- p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa, 1Pa = 1N/m2)
- F là áp lực tác dụng lên mặt bị áp có diện tích S
=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 15: Áp suất trên một bề mặt