Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Vật lí 8 KNTT.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 13 Khối lượng riêng
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 14 Thực hành xác định khối lượng riêng
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 15 Áp suất trên một bề mặt
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 16 Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes

CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Moment lực
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 19 đòn bẩy và ứng dụng

CHƯƠNG V. ĐIỆN

  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 21 Dòng điện, nguồn điện
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 22 Mạch điện đơn giản
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 23 Tác dụng của dòng điện
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 24 Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 25 Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

CHƯƠNG VI. NHIỆT

  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 27 Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 28 Sự truyền nhiệt
  • Giáo án Vật lí 8 kết nối bài 29 Sự nở vì nhiệt

=> Xem nhiều hơn: Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 8 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: Đòn bẩy và ứng dụng

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: ĐÒN BẨY VÀ ỨNG DỤNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Dùng dụng cụ đơn giản, minh hoạ được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
  • Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.
  • Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về đòn bẩy và ứng dụng
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi tìm hiểu về đòn bẩy và ứng dụng
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách lựa chọn loại đòn bẩy phù hợp để sử dụng trong một số trường hợp đơn giản trong đời sống
  • Năng lực riêng
  • Chỉ ra được các loại đoàn bẩy và lợi ích của nó trong thực tiễn
  • Lựa chọn được loại đòn bẩy phù hợp để sử dụng trong một số trường hợp đơn giản trong đời sống
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học về đòn bẩy để có các thao tác vận động đúng trong sinh hoạt hàng ngày

 

  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  • Nâng cao tính trung thực trong việc thu thập số liệu, xử lí thông tin và báo cáo kết quả trong học tập
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Phiếu học tập
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến đòn bẩy và ứng dụng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động để nhận ra được tác dụng của đòn bẩy và khi nào cần sử dụng đòn bẩy
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Khi muốn nâng một vật, người ta cần tác dụng lực có hướng thẳng đứng lên trên (hình dưới). Có cách nào tận dụng được trọng lực của người để nâng được vật lên cao hay không?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS tự do phát biểu, thảo luận về vấn đề GV đặt ra, GV định hướng và dẫn dắt vào bài mới: Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của đòn bẩy

  1. Mục tiêu: HS nghiên cứu tìm hiểu về tác dụng của đòn bẩy
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nghiên cứu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về tác dụng của đòn bẩy
  3. Sản phẩm học tập: Kết luận về tác dụng của đòn bẩy: có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại thí nghiệm trong Hình 18.1 (bài 18) từ đó giới thiệu về đòn bẩy và tác dụng của đòn bẩy

+ Khi tác dụng lực vào một đầu thanh nhựa cứng theo hướng xuống dưới, có thể nâng được quản nặng treo ở đầu kia của thanh nhựa lên.

+ Thanh nhựa cứng trong thí nghiệm đó là một ví dụ về đòn bẩy

+ Khi chịu tác dụng lực làm quay, đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng lực

­- GV yêu cầu HS làm việc nhóm thực hành thí nghiệm hình 19.1 trong SGK

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm: Từ kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi sau:

1. Đòn bẩy AB có tác dụng thay đổi hướng lực tác dụng khi nâng quả nặng như thế nào?

2. Khi nào đòn bẩy cho ta lợi thế về lực? các câu hỏi trong SGK

- GV nhận xét và kết luận lại về tác dụng của đòn bẩy

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2, 3 người thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr80 để hiểu rõ hơn về đòn bẩy tác dụng của đòn bẩy

C1. Xác định điểm tựa, cánh tay đòn trong các trường hợp ở Hình 19.2

C2.  Sử dụng đòn bẩy như Hình 19.2 có thể làm đổi hướng tác dụng lực như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về đòn bẩy và tác dụng của đòn bẩy

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về đòn bẩy và tác dụng của đòn bẩy

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Tác dụng của đòn bẩy

* Thí nghiệm

- Khi thay đổi vị trí của lực kế trên đòn bẩy AB ở đầu A và giữ nguyên vị trí vật treo ở đầu B ta thấy rằng:

+ Lực kế càng ở gần điểm tựa O thì giá trị của lực kế chỉ càng lớn.

+ Lực kế càng ra xa điểm tựa O thì giá trị của lực kế càng nhỏ.

- Từ kết quả thí nghiệm:

+ Đòn bẩy AB có tác dụng thay đổi hướng lực tác dụng khi nâng quả nặng: Lực tác dụng vào đầu A có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

+ Đòn bẩy cho ta lợi thế về lực khi cánh tay đòn (khoảng cách từ điểm tựa O tới giá của lực) càng dài.

* Kết luận

Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực

Trả lời câu hỏi (SGK – 80)

C1.

- Hình 19.2 a:

- Hình 19.2 b:

- Hình 19.3 c:

C2.

- Hình 19.2a: Muốn năng lượng vật liệu trong xe, nếu nâng trực tiếp, chúng ta sẽ cần nâng với lực tác dụng theo phương thẳng đứng, từ dưới lên.

- Hình 19.2b: Muốn nâng được khối hộp lên thì phải tác dụng lực vào thanh cứng theo phương hướng xuống dưới.

- Hình 19.2c: Khi nhổ đinh khỏi tường, sẽ tác dụng lực vào dinh theo phương ngang. dùng búa nhổ đinh thì tay ta chỉ cần tác dụng lực vào cán búa theo phương thẳng đứng, từ trên xuống.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các loại đòn bẩy

  1. Mục tiêu: HS phân biệt được các loại đòn bẩy và lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi để tìm hiểu về các loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn
  3. Sản phẩm học tập: Ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS về 2 loại đòn bẩy trong SGK

+ Đòn bẩy loại 1: điểm tựa nằm giữa hai điểm đặt của các lực tác dụng, cho ta lợi về lực

+ Đòn bẩy loại 2: điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt, cho ta lợi về lực.

+ Đòn bẩy loại 2: điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt và không cho ta lợi về lực.

-  Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm 2, 3 người để trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Hình 19.6 vẽ các dụng cụ, các vật có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy.

- Em hãy chỉ rõ loại đòn bẩy trong từng trường hợp.

- Sử dụng đòn bẩy như vậy đem lại lợi ích như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo

I. Các loại đòn bẩy

- Đòn bẩy loại 1: điểm tựa nằm giữa hai điểm đặt của các lực tác dụng, cho ta lợi về lực.

- Đòn bẩy loại 2:

+ Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt, cho ta lợi về lực.

- Đòn bẩy loại 2:

+ Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt và không cho ta lợi về lực..

* Trả lời câu hỏi (SGK – tr81)

HĐ1.

Hình

Loại đòn bẩy

Tác dụng

19.6 a

Đòn bẩy loại 2 (không cho lợi về lực)

Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn).

19.6 b

Đòn bẩy loại 2 (cho lợi về lực)

Cho lợi về lực (mở được nắp bia dễ dàng).

19.6 c

Đòn bẩy loại 2 (không cho lợi về lực)

Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (gắp thức ăn dễ dàng).

19.6 d

Đòn bẩy loại 2 (cho lợi về lực)

Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn).

19. 6 e

Đòn bẩy loại 1

Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (làm thuyền di chuyển dễ dàng).

19.6 g

Đòn bẩy loại 1

Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (cắt đồ vật dễ dàng).

HĐ2. Mô tả cách sử dụng đòn bẩy tận dụng trọng lực: người ấn lên đòn bẩy một lực theo phương thẳng đứng hướng xuống.

HĐ3. Ví dụ khác về đòn bẩy trong cuộc sống

Nhíp, cẩn ở trạm gác cổng, cầm chổi quét nhà,....

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu các ứng dụng của đòn bẩy

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 8 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

 Giáo án Powerpoint bài: Lực đẩy Archimedes

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh. Vì sao khi đổ nước vào cốc, có vật nổi lên, có vật lại không nổi lên?

BÀI 17:

LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

NỘI DUNG BÀI HỌC

Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng

Độ lớn của lực đẩy Archimedes

  1. LỰC ĐẨY TÁC DỤNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG CHẤT LỎNG

Nêu đặc điểm của lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong lòng chất lỏng.

Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó gọi là lực đẩy Archimedes.

Nêu tên các lực tác dụng vào vật đặt trong lòng chất lỏng, phương chiếu của các lực này như thế nào?

Câu 1. Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bị, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí như trong Hình 17.2.

Câu 2. Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng.

Trả lời

Câu 1: Viên bi (1) và đinh vít (2) đang chìm xuống, nắp chai nhựa (3) đang nổi lên.

C2. Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

  • Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).
  • Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P).

Câu 3. Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong Hình 17.1 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước.

Lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng sẽ tăng dần.

KẾT LUẬN

  • Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
  • Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng: một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
  • Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).
  • Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P).

EM CÓ BIẾT

  • Cá chép cũng như nhiều loại cá khác có khả năng thay đổi thể tích cơ thể bằng cách đưa không khí vào làm phồng bong bóng khí.
  • Khi bong bóng khí nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Archimedes giảm, khiến cá chìm xuống.
  • Khi bong bóng khí to ra, thể tích tăng và lực đẩy Archimedes tăng, khiến cá nổi lên. Nhờ cơ chế này, cá có thể nổi lên hoặc chìm xuống trong nước dễ dàng.
  1. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ARCHIMEDES
  2. Thí nghiệm

Thảo luận nhóm

Hãy mô tả lại thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kiểm chứng dự đoán của Archimedes.

Kết quả thí nghiệm

Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes

=> Trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra bằng với độ lớn lực đẩy Archimedes tương ứng.

KẾT LUẬN

Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng với trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.

  1. ĐỊNH LUẬT ARCHIMEDES

Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức:

FA = d.V

Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Thảo luận nhóm

HĐ: Thả một viên đất nặn hình tròn nặng khoảng 100 g vào cốc nước, viên đất nặn sẽ chìm xuống đáy. Hãy tạo hình viên đất nặn này thành một vật có thể nổi được trên mặt nước. Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm, lúc thì nổi

Trả lời câu hỏi

 ..............

 => Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án vật lí 8 kết nối tri thức, tải giáo án khoa học tự nhiên 8 vật lí KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 vật lí 8 kết nối, tải giáo án word và điện tử vật lí 8 kì 1 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay