Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Khi nung nóng một vật rắn thì
A. khối lượng của vật tăng.
B. thể tích của vật tăng.
C. khối lượng riêng của vật tăng.
D. trọng lượng của vật tăng.
Câu 2: Trong thí nghiệm Brown các hạt phấn hoa có đặc điểm như thế nào?
A. Chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
B. Chuyển động thành dòng từ trên xuống dưới và ngược lại.
C. Chuyển động xoáy tròn quanh mặt chất lỏng.
D. Đứng yên không dịch chuyển.
Câu 3: Ở giữa 2 lớp của ruột phích hoặc bình giữ nhiệt thường là một lớp chân không, lớp chân không này đóng vai trò gì?
A. Ngăn cản sự dẫn nhiệt.
B. Ngân cản sự đối lưu.
C. Ngăn cản sự bức xạ nhiệt.
D. Giảm khối lượng của phích.
Câu 4: Trong xây dựng, người ta thường làm bê tông có lõi thép ở bên trong. Tại sao lại như vậy?
A. Vì hai vật liệu này có thể gắn vào nhau.
B. Vì giá thành của các vật liệu này rẻ.
C. Vì độ giãn nở vì nhiệt của các vật liệu này tương đương nhau.
D. Vì hai vật liệu này dễ kiếm.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về chiều cao của tháp Eiffel?
A. Mùa đông chiều cao của tháp lớn hơn mùa hè do sự hoạt động của địa chất.
B. Mùa đông chiều cao của tháp nhỏ hơn mùa hè do sự hoạt động của địa chất.
C. Mùa đông chiều cao của tháp lớn hơn mùa hè vì mùa hè nhiệt độ nóng hơn nên tháp co lại.
D. Mùa đông chiều cao của tháp nhỏ hơn mùa hè vì mùa hè nhiệt độ nóng hơn nên tháp nở ra.
Câu 6: Một thanh sắt được ngâm trong nước đá thì
A. chiều dài của thanh tăng lên.
B. chiều dài của thanh giảm đi.
C. chiều dài của thanh không đổi.
D. khối lượng của thanh tăng lên.
Câu 7: Khi lắp dàn lạnh của điều hoà người ta thường lắp ở trên cao vì
A. để tránh gây vướng víu, mất diện tích trong phòng.
B. để tạo dòng đối lưu không khí trong phòng.
C. để tránh trẻ em nghịch ngợm gây nguy hiểm.
D. để sự dẫn nhiệt diễn ra tốt hơn.
Câu 8: Khi nung nóng một vòng kim loại như hình bên dưới thì
A. Bán kính R1 tăng còn bán kính R2 giảm.
B. Bán kính R1 giảm còn bán kính R2 tăng.
C. Cả hai bán kính R1 và bán kính R2 tăng.
D. Cả hai bán kính R1và bán kính R2 giảm.
Câu 9: Dẫn nhiệt diễn ra tốt nhất trong môi trường nào?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí.
D. Chân không.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về bức xạ nhiệt không đúng?
A. Mọi vật đều có thể phát ra bức xạ nhiệt.
B. Những vật có bề mặt xù xì và tối màu thì bức xạ nhiệt tốt.
C. Những vật có bề mặt nhẵn bóng và sáng màu thì bức xạ nhiệt kém.
D. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có thể phát ra bức xạ nhiệt.
Câu 11: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt diễn ra trong những môi trường nào?
A. Chất rắn và chất lỏng.
B. Chất lỏng và chất khí.
C. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
D. Chất khí, chất lỏng và chân không.
Câu 12: Mẩu sắt có hình dạng xác định vì
A. các nguyên tử sắt không chuyển động.
B. các nguyên tử sắt được xếp khít vào nhau.
C. các nguyên tử sắt chuyển động với vận tốc nhỏ.
D. các nguyên tử sắt chuyển động quanh một vị trí xác định.
Câu 13: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
B. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
D. Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất trong các chất.
Câu 14: Để đun một khối nước có khối lượng m (kg) và một khối nước có khối lượng 3m (kg) từ nhiệt độ phòng (25 °C) đến lúc nước sôi, cần cung cấp cho nước lần lượt một nhiệt lượng Q và Q’. Nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về nhiệt lượng cần cung cấp cho nước?
A. Q = 3.Q'
B.Q = Q'.
C. Q = .Q'
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh nhiệt lượng của nước.
Câu 15: Nước có khối lượng riêng lớn nhất ở bao nhiêu độ?
A. 0 °C.
B. 4 °C.
C. 100 °C.
D. 20 °C.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d.
Người ta dẫn 0,2 kg hơi nước ở nhiệt độ 100 °C vào một bình chứa 1,5 kg nước đang ở nhiệt độ 15 °C. Gọi t là nhiệt độ cân bằng của hệ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
a) Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2 kg hơi nước ở 100 °C ngưng tụ thành nước ở 100 °C là Q1 = 460 000 J.
b) Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2 kg hơi nước ở 100 °C hạ xuống t °C là Q2 = 0,2.4200.(t – 15).
c) Nhiệt lượng tỏa ra khi 1,5 kg hơi nước ở 15 °C tăng lên đến t °C là Q3 = 1,5.4200.(t – 15).
d) Nhiệt độ cân bằng của hệ t > 90 oC.
Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d.
Vật A có khối lượng 0,1 kg, người ta nung nóng vật A lên đến nhiệt độ 100 °C. Sau đó vật A được bỏ vào một nhiệt lượng kế B làm bằng đồng có khối lượng 0,1 kg chứa 0,2 kg nước có nhiệt độ ban đầu 20 °C. Khi cân bằng , nhiệt độ cuối cùng của hệ là 24 °C. Biết nhiệt dung riêng của vật B là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K.
a) Nhiệt lượng vật B thu vào là 125 J.
b) Nhiệt lượng nước thu vào là 3360 J.
c) Nhiệt lượng của vật A toả ra là 124.c1 (J) với c1 là nhiệt dung riêng của vật A.
d) Nhiệt dung riêng của vật A là 462 J/kg.K.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................