PBT Tiếng Việt 3 cánh diều tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1

Phiếu bài tập tiếng việt 3 cánh diều tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 cánh diều cả năm

Trường: ………………………………………….

Họ và tên: ……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Từ có nghĩa giống nhau; câu so sánh; kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?

- Viết: Nghe – viết chính tả; viết đoạn văn kể lại một viết tốt em đã làm ở trường hoặc nơi em sinh sống hoặc viết đoạn văn tả một đồ chơi em yêu thích (mơ ước).

BÀI TẬP

  1. ĐÁNH GIÁ KĨ NĂN ĐỌC - HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

SÔ PANH VÀ BÁC THỢ GIÀ

Ở ngoại ô Vác-sa-va (Ba Lan) có một bác thợ già rất mê âm nhạc. Vợ bác mất đã lâu. Bác sống với con gái độc nhất. Tuy nghèo, bác cũng cố sắm một chiếc dương cầm cũ cho con gái luyện tập.

Chẳng may, năm ấy bác ốm nặng. Bác gọi con gái đến và bảo:

Con cố đi tìm nhạc sĩ Sô-panh đến đây. Bố rất muốn được nghe vài bản xô-nát của ông ấy.

Cô gái vâng lời cha. Trên đường đi, cô gặp một người thanh niên ăn mặc xoàng xĩnh, vừa đi vừa hái những bông hoa dại ven đường. Cô dừng lại hỏi thăm:

- Thưa ông, ông có biết nhạc sĩ Sô-panh đang ở đâu không?

- Nhưng, cô cần ông ta làm gì?

Cô gái kể lại đầu đuôi câu chuyện. Chàng thanh niên nắm lấy tay cô và bảo:

- Thế thì ta về nhà nhanh đi!

Khi Sô-panh vào nhà thì bác thợ mộc đang mê man. Nhạc sĩ ngồi ngay vào đàn dương cầm và lần lượt đánh bản xô-nát số 1, số 2.

Bỗng bác thợ già bừng tỉnh, kêu lên:

Trời ơi, Sô-panh! Đúng là Sô-panh!

Nhạc sĩ chơi tiếp hai bản nhạc xô-nát số 3 và xô-nát số 4. Bác thợ già cảm thấy khoan khoái, nụ cười nở trên môi. Sau buổi đó, bác khỏe dần và sống thêm được vài năm.

(Vũ Văn Tôn sưu tầm)

Câu 1. Khi ốm nặng, bác thợ già mong muốn điều gì?

  1. Muốn gặp nhạc sĩ Sô-panh.
  2. Muốn nghe Sô-panh đánh đàn.
  3. Muốn nghe nhạc của Sô-panh.

Câu 2. Trong lúc mê man, nghe nhạc sĩ đánh hai bản xô-nát, bác thợ già có biểu hiện gì lạ?

  1. Gọi tên Sô-panh trong lúc mê man.
  2. Bừng tỉnh, reo to lên vì vui sướng.
  3. Bừng tỉnh, nhận ngay ra Sô-panh.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng và đủ những điều diễn ra với bác thợ già sau khi nhạc sĩ chơi tiếp hai bản xô-nát số 3, số 4?

  1. Cảm thấy khoan khoái, sung sướng, nụ cười lại nở trên môi.
  2. Cảm thấy khoan khoái, nở nụ cười, khỏe dần, sống thêm vài năm.
  3. Cảm thấy khoan khoái, sung sướng, nở nụ cười và khỏe dần.

Câu 4. Từ nào có nghĩa giống với từ in nghiêng đậm trong câu sau: “Bác thợ già cảm thấy khoan khoái, nụ cười nở trên môi”.

  1. Khoan thai.
  2. Khoan dung.
  3. Sảng khoải.

Câu 5. Nối mỗi câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B?

a. Bác thợ già cảm thấy khoan khoái.

1. Ai là gì?

b. Sô-panh là nghệ sĩ pi-a-nô nổi tiếng toàn thế giới.

2. Ai làm gì?

c. Cô gái kể lại đầu đuôi câu chuyện.

3. Ai thế nào?

Câu 6. Nối đúng để tạo thành câu có hình ảnh so sánh phù hợp:

a. Tiếng đàn của Sô-panh dịu dàng, êm ái

1. như âm thanh của hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.

2. Tiếng vi vu vi vút của đại bàng vỗ cánh trên cao

2. như tiếng sòng trào, thác độ rạo rực lòng người.

3. Tiếng dương cầm dồn dập vang lên

3. như tiếng chuông chiều ngân nga khi hoàng hôn xuống.

  1. ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VIẾT

Bài 1. Nghe – viết

Dàn hợp xướng mùa hè

Sân khấu ở trên không

Giữa vòm trời lá biếc

Trên cành những nhạc công

Cùng thổi kèn náo nhiệt.

Khi nghe anh nhạc trưởng

Kéo kèn lên mở màn

Dàn đồng ca cộng hưởng

Ve ve ve……rộn ràng.

Bé đi dưới hàng cây

Chỉ thấy vòm lá biếc

Nhạc công vẫn mê say

Điệu bổng trầm tha thiết.

(Nguyễn Lãm Thắng)

 

 

Bài 2. Viết đoạn văn

Chọn 1 trong 2 đề sau:

  1. Viết đoạn văn kể lại một việc làm tốt em đã làm ở trường hoặc nơi em sinh sống.

Gợi ý: - Đó là việc gì? Việc đó diễn ra ở đâu, vào lúc nào? Diễn viến cụ thể của việc đó ra sao?

- Em có suy nghĩ gì (hoặc có ấn tượng gì sâu sắc) về việc đó?

  1. Viết đoạn văn tả một đồ chơi mà em yêu thích (hoặc mơ ước).

Gợi ý: - Đó là thứ đồ chơi gì? Em có (hoặc biết) đồ chơi đó vào dịp nào? Đồ chơi ấy có những đặc điểm gì nổi bật về hình dáng, hoạt động (nếu có)?

  • Vì sao em yêu thích (hoặc mơ ước) đồ chơi ấy?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN PHIẾU BÀI TẬP:

  • PBT tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • PBT với đa dạng bài tập, giúp học sinh nắm vũng kiến thức
  • Phiếu bài tập có đủ 36 tuần

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí: 350k

=> Nhận đủ ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 cánh diều cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 15 - 18

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay