PBT Tiếng Việt 3 cánh diều tuần 28: Bảo vệ tổ quốc

Phiếu bài tập tiếng việt 3 cánh diều tuần 28: Bảo vệ tổ quốc. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 cánh diều cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 28: BẢO VỆ TỔ QUỐC

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than; câu cảm; mở rộng vốn từ về tên người, tên địa lí.

- Viết: Viết tên riêng, viết câu ứng dụng; viết đoạn văn ngắn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quần, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng, mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền, đó là mộ voi ngày xưa.

(Theo Đoàn Giỏi)

Câu 1. Vì sao Trần Hưng Đạo không tiếp tục đưa voi đi đánh trận?

  1. Vì voi to nặng, không đi nhanh được.
  2. Vì voi bị sa lầy, không cứu được.
  3. Vì nước triều lên nhanh, voi không bơi được.

Câu 2. Lời thề của Trần Hưng Đạo có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện ý chí quyết tâm chiến thằng giặc Nguyên.
  2. Thể hiện lòng thương tiếc với con voi trung hiếu.
  3. Thể hiện sự cảm kích với nhân dân trong vùng.

Câu 3. Chi tiết nào cho thấy con voi của Trần Hưng Đạo là “con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước?

Câu 4. Nhân dân địa phương tỏ lòng ngưỡng mộ con voi trung hiếu như thế nào?

  1. Nhân dân địa phương cùng quân sĩ tìm đủ mọi cách để cứu con voi nhưng vô hiệu.
  2. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây dựng tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ voi.
  3. Nhân dân địa phương lấy tên voi đặt cho một gò đất lớn nổi lên sát bên bờ sông Hóa.

Câu 5. Chi tiết nào trong bài làm em cảm động? Vì sao?

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Câu văn trên có 3 từ chỉ tên người và tên địa lí, em hãy viết các từ đó vào từng ô dưới đây và nối mỗi từ với nhóm thích hợp.

………………………….

…………………………..

…………………………..

Tên người

Tên địa lí

Bài 2. Điều dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm cho phù hợp:

Mưa suốt mấy ngày liền, sáng nay trời hửng sáng. …….Trên chốt, chắc các anh bộ đội đã củi đun. …….. Nghĩ vậy, Pheo gánh củi lên chốt tặng các anh. Các anh bộ đội nói …….“Cảm ơn Pheo nhé ……. Em giỏi quá …….”. Rồi một anh hỏi: …….Đến ngày Trung thu rồi, em đã có đèn ông sao chưa?......

Bài 3. Tưởng tượng em chứng kiến cảnh con voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Em hãy viết 2 câu cảm với nội dung:

  1. Thể hiện sự lo lắng khi thấy voi bị sa lầy:…………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

  1. Thể hiện sự cảm phục lòng trung hiếu của voi:……………………………………

………………………………………………………………………………………..

III. VIẾT

Bài 1.

  1. Viết tên riêng

- U Minh

- Ứng Hòa

  1. Viết câu ứng dụng.

- Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.

- Cây bạch đàn non bé

Ướt lướt thướt trong mưa.

Bài 2. Viết đoạn văn.

Em hãy viết đoạn văn ngắn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

Gợi ý:

- Đó là câu chuyện gì?

- Câu chuyện đó nói về ai, về sự việc gì (về các vị tướng, các anh hùng; trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam,…)?

- Những chi tiết nào trong câu chuyện khiến em chú ý?

- Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong câu chuyện đó như thế nào?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN PHIẾU BÀI TẬP:

  • PBT tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • PBT với đa dạng bài tập, giúp học sinh nắm vũng kiến thức
  • Phiếu bài tập có đủ 36 tuần

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí: 350k

=> Nhận đủ ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 cánh diều cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 15 - 18

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay