PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 10: Niềm vui sáng tạo
Mô tả theo mẫu: Phiếu bài tập tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 10: Niềm vui sáng tạo. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo!
Xem: => Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trường:…………………………………………..
Họ và tên:……………………Lớp………………
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
- Luyện từ và câu: Tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng, viết đoạn văn tưởng tượng.
BÀI TẬP
- ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
(Theo Lâm Ngũ Đường)
Câu 1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
- Thiên nhiên.
- Đất sét.
- Đồ ngọc.
- Con giống.
Câu 2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?
- Tinh tế.
- Chăm chỉ.
- Kiên nhẫn.
- Gắng công.
Câu 3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
- Pho tượng cực kì mỹ lệ.
- Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
- Pho tượng như toát lên sự ung dung.
- Pho tượng sống động đến lạ lùng.
Câu 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân giỏi?
- Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình.
- Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ.
- Gặp được thầy giỏi truyền nghề.
- Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần.
Câu 5. Trong câu “Nếu đi một ṿòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Biện pháp nghệ thuật so sánh.
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Biện pháp nghệ thuật hoán dụ.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1. Mỗi từ in đậm trong khổ thơ dưới đây dùng để gọi con vật nào? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác…
Theo làn gió mát
Anh đi rất êm
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ.
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Bài 2. Đọc khổ thơ sau và cho biết:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một mẩu bút chỉ
Và mang một mẩu bánh mì con con.
- Khổ thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Con vật đó được nhân hóa như thế nào?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
- Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vật có tác dụng gì?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
III. VIẾT
Bài 1. Em hãy đặt câu có dùng biện pháp nhân hóa với các từ cho sẵn sau đây.
- Chuồn chuồn
........................................................................................................................
........................................................................................................................
- Đèn học
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Bài 2. Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Gợi ý:
- Giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng, tưởng tượng.
- Kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã lựa chọn. (Cần tạo ra bất ngờ, thú vị,… cho người đọc; sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động).
- Nêu cảm nhận hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.