Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức

Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức được biên soạn chi tiết, cẩn thận. Bản tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Phiếu bài tập(PBT) được trình bày khoa học, rõ ràng. Các bài đều bám sát chương trình sgk giúp học sinh ôn luyện tốt. Kéo xuống để tham khảo PBT tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

 

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 4

TUẦN 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Danh từ, đặt câu giới thiệu bản thân hoặc bạn bè.

- Viết: Luyện tập về đoạn văn và câu chủ đề; viết đoạn văn nêu ý kiến.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên :

- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích :

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan

hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới

hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Câu 1. Câu văn nào miêu tả đặc điểm của bông hoa?

  1. Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
  2. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung.
  3. Bông hoa tỏa hương thơm ngát.
  4. Cả B, C đều đúng.

Câu 2. Bông hoa hỏi gió và sương điều gì?

  1. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không.
  2. Gió và sương có thích bài hát của hoa không.
  3. Gió và sương hát hay là hoa hát.
  4. Gió và sương có muốn hát cùng hoa không.

Câu 3. Tại sao gió cho rằng đó là tiếng mình hát?

  1. Vì gió cho rằng gió làm những cánh hoa đung đưa tạo thành tiếng lao xao.
  2. Vì gió cho rằng chỉ có gió mới hát hay như thế được.
  3. Vì gió cho rằng bài hát đó chỉ có gió biết hát.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?

  1. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
  2. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
  3. Vì mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình mà chúng chưa biết cách lắng nghe.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Câu chuyện trên gửi tới cho chúng ta bài học gì?

  1. Hãy học cách khen người khác.
  2. Hãy học cách lắng nghe để hiểu nhau hơn.
  3. Hãy học cách tạo ra âm thanh của riêng mình.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa của từ ở cột B sao cho phù hợp.

Từ ngữ

 

Nghĩa của từ

1. Võ sĩ

 

a. Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả.

2. Tráng sĩ

 

b. Người lập công trạng lớn đối với đất nước.

3. Dũng sĩ

 

c. Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ.

4. Chiến sĩ

 

d. Người sống bằng nghề võ.

5. Hiệp sĩ

 

e. Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.

6. Anh hùng

 

g. Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.

Bài 2. Đọc đoạn văn sau, xác định các danh từ và xếp vào các nhóm.

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Danh từ chỉ người

Danh từ chỉ vật

  

Bài 3. Đặt 2 câu để giới thiệu về bản thân trước lớp mới, trong đó có sử dụng những từ ngữ miêu tả tính cách con người, gạch chân dưới những từ ngữ đó.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Có thể khẳng định rằng Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nó là một thứ tiếng “đẹp” bởi “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kép, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Không chỉ vậy, tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và giàu về thanh điệu. Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ, cũng như hình thức diễn đạt. Từ vựng qua thời gian cũng tăng lên và ngữ pháp trở nên uyển chuyển, chính xác hơn. Ngày nay, chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

  1. Người viết muốn thể hiện điều gì qua đoạn văn trên?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

  1. Đâu là câu chủ đề của đoạn văn? Câu chủ đề được đặt ở vị trí nào của đoạn văn?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

  1. Người viết đưa ra những lí do nào để thể hiện “Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Cây bút chì dài khoảng một gang tay, sơn màu trắng kẻ sọc xanh lơ đều đặn. Dọc theo thân bút có khắc hàng chữ màu đen ánh nhũ vàng: Bến Nghé. Đấy là tên cơ sở sản xuất cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ màu nâu nhạt. Cây bút chì giống như chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu, còn đầu kia to hơn, đường kính dài khoảng gần một ô vở. Phía trên cây bút gắn sẵn một cục tẩy màu hồng nhỏ xíu. Bao quanh cục tẩy là một mảnh đồng vàng óng.

  1. Nội dung chính của đoạn văn là gì?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

  1. Hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn trên.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý kiến của em về một câu chuyện em đã được đọc hoặc được nghe, trong đó cần nêu rõ em thích hay không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức
Phiếu bài tập tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Nhiều bài tập hay, kiến thức theo tuần. Giúp học sinh luyện tập tốt

Khi đặt:

  • Nhận đủ phiếu bài tập cả năm ngay và luôn

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí giáo án: 350k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và tải về
Từ khóa: PBT tuần tiếng việt 4 kết nối tri thức, PBT tiếng việt 4 KNTT, BT tuần tiếng việt 4 kết nối, bài tập ôn tập tiếng việt 4 kết nối

Tài liệu quan tâm

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay