PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 30: Quê hương trong tôi

Mô tả theo mẫu: Phiếu bài tập tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 30: Quê hương trong tôi. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo!

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu ngoặc đơn.

- Viết: Luyện tập viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận…

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng…

…Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm…

(Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng”?

  1. Đêm trăng
  2. Con đê
  3. Đồng ruộng
  4. Trường học

Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

  1. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
  2. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
  3. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
  4. Vì con đê chở che, bao bọc cho dân làng.

Câu 3. Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra con đê:

  1. Đã có nhiều thay đổi.
  2. Gần như vẫn như xưa.
  3. Không còn nhận ra con đê nữa.
  4. Đẹp hơn trước rất nhiều.

Câu 4. Tại sao tác giả lại cho rằng con đê “chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?

  1. Vì mọi người trong làng ai cũng có một thời gắn bó thân thiết với con đê.
  2. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
  3. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng.
  4. Vì những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui.

Câu 5. Nội dung bài văn này là gì?

  1. Tả nét đẹp của con đê và sự đổi mới của quê hương.
  2. Tả con đê có nhiểu thay đổi theo thời gian.
  3. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.
  4. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê của tác giả.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Đọc những đoạn trích sau và cho biết dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích đó được dùng để làm gì?

  1. a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Viết đoạn văn ngắn về một cảnh vật của một vùng quê hoặc nơi em đang sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Những đoạn văn nào dưới đây mở bài theo lối gián tiếp? (Khoanh tròn chữ số đầu đoạn văn).

  1. Mở bài tả cây hoa đào: “Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, mang một ý nghĩa riêng. Hoa mai mang đến cho mảnh đất phương Nam một sắc vàng đằm thắm ấm nồng. Hoa ban mang một màu trắng giản dị, tinh khiết cho người dân vùng núi cao Tây Bắc. Với người dân miền Bắc, hoa đào là biểu tượng của ngày Tết ấm áp, là hình ảnh của mùa xuân sum họp tràn trề yêu thương và hạnh phúc.”
  2. Mở bài tả cây gạo: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.”
  3. Mở bài tả cây bàng: “Mái trường tiểu học thân yêu đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Nơi ấy có thầy cô – những người mẹ hiền đã thương yêu, dìu dắt em khôn lớn, nơi đó có những cô bạn tinh nghịch nhưng tốt bụng, đáng yêu. Và đặc biệt, nơi ấy có cây bàng sừng sững giữa sân trường như người bạn tri kỉ của em.”

Bài 2. Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay