PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 27: Ôn tập và đánh giá giữa kì 2

Mô tả theo mẫu: Phiếu bài tập tiếng việt 4 kết nối tri thức Tuần 27: Ôn tập và đánh giá giữa kì 2. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo!

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

NÓI LỜI CỔ VŨ

Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, nhưng cha bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu thử học chơi kèn, sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Ngày kia, cậu gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Ông cho cậu một lời khích lệ mà cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”

Ôi chao, đó thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Cậu sẽ phải bỏ nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi!

Cậu bé về bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày miệt mài tập luyện. Công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.

Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gởi hôm nay, đôi khi làm thay đổi được một cuộc đời của người đã đón nhận nó.

(Theo Thu Hà)

Câu 1. Cậu bé người Ba Lan muốn học gì?

  1. Đàn dương cầm.
  2. Đàn pi-a-nô.
  3. Đàn ghi-ta.
  4. Thổi kèn.

Câu 2. Vì sao cậu không học thổi kèn?

  1. Vì những ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.
  2. Vì cậu không có năng khiếu.
  3. Vì cậu không có được đôi môi thích hợp.
  4. Vì thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn.

Câu 3. Nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé?

  1. Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh.
  2. Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạy cho chú mỗi ngày 7 tiếng.
  3. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài!
  4. Chú có thể chơi pi-a-nô đấy, nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

Câu 4. Điều gì khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh?

  1. Cậu bé có năng khiếu thiên bẩm.
  2. Lời cổ vũ của An-tôn Ru-bin-xtên giúp cậu tự tin và luyện tập miệt mài.
  3. Lời động viên, an ủi lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên.
  4. Cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khac phấn khởi và tự tin trong cuộc sống.
  2. Hãy luôn khen ngợi người dù đó là chuyện đáng khen hay đáng chê.
  3. Hãy biết nói những lời động viên mọi người vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.
  4. Hãy miệt mài học tập thì sẽ đạt được thành công.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

(Theo Thái Vũ)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ::

  1. a) Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

………………………………………………………………………………………

  1. b) Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.

………………………………………………………………………………………

  1. c) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

………………………………………………………………………………………

  1. d) Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.

………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây:

  1. Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá

(Theo Vũ Tú Nam)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. Từ thuở nhỏ, phong cảnh quê hương đã in sâu vào lòng tôi. Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố tôi là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng. Những con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như những con rắn dài, còn những lối vào hang trông như miệng thú há ra. Sau rặng núi này là một rặng núi khác nhô lên. Các quả núi tròn tròn nhấp nhô như lưng con lạc đà.

(Theo Ra-xun Gam-za-tốp)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Chọn 1 trong 2 đề bài sau và thực hiện:

  1. a) Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
  2. b) Viết đoạn văn có câu chủ đề: Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: PBT tiếng việt 4 kết nối tri thức tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay