Phiếu học tập Toán 9 cánh diều Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Dưới đây là phiếu học tập Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn môn Toán 9 sách Cánh diều. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án toán 9 cánh diều
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 2. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
Bài 1. Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Bài 2. Nếu đường thẳng và đường tròn có duy nhất một điểm chung thì?
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Bài 3. Nếu đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung thì?
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
Bài 4. Điền vào các vị trí (1); (2) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng):
R | d | Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn |
5cm | 4cm | ……(1)…… |
8cm | …(2)… | Tiếp xúc nhau |
Bài 5. Điền vào các vị trí (1); (2) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng):
R | D | Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn |
3cm | 5cm | ……(1)…… |
…(2)… | 9cm | Tiếp xúc nhau |
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 1. Cho đường thẳng b và một điểm I cách b một khoảng d = 6 cm. Xác định vị trí tương đối của b với các đường tròn sau :
a) Đường tròn (I;3cm)
b) Đường tròn (I;6cm)
c) Đường tròn (I;8cm)
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
Bài 2. Cho đường thẳng a và một điểm O cách a một khoảng 8 cm. Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 10 cm.
a) Giải thích vì sao a và (O) cắt nhau.
b) Gọi M và N là các giao điểm của đường thẳng a và đường tròn (O;10cm). Tính độ dài của dây MN.
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
=> Giáo án Toán 9 Cánh diều Chương 5 bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn