Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 01
Câu 1: Khách quan là gì?
A. Là luôn đưa ra quyết định theo ý kiến số đông.
B. Là đánh giá sự việc theo cảm xúc cá nhân.
C. Là xem xét sự việc, hiện tượng đúng như bản chất của nó.
D. Là hành động theo cảm tính.
Câu 2: Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình?
A. Xúi giục các nước gây chiến để giành quyền lợi.
B. Tham gia các hoạt động tuyên truyền chống bạo lực, chiến tranh.
C. Cổ vũ chiến tranh vì lợi ích của quốc gia mình.
D. Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp giữa các nước.
Câu 3: Vì sao cần lập kế hoạch trong quản lý thời gian?
A. Để biết trước mình sẽ làm gì, tránh lãng phí thời gian.
B. Để có nhiều thời gian chơi hơn.
C. Vì mọi người đều lập kế hoạch nên mình cũng phải làm theo.
D. Để tránh bị phạt khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện việc quản lí thời gian hiệu quả?
A. Thức khuya để chơi game.
B. Lên kế hoạch làm việc cụ thể.
C. Trì hoãn công việc đến phút cuối.
D. Làm việc không có mục tiêu rõ ràng.
Câu 5: Minh thường xuyên làm bài tập vào buổi tối nhưng hay lãng phí thời gian vào điện thoại. Để cải thiện việc quản lý thời gian, Minh nên làm gì?
A. Đặt ra thời gian cụ thể cho việc học và nghỉ ngơi hợp lý.
B. Vẫn tiếp tục vừa học vừa dùng điện thoại vì thoải mái hơn.
C. Chỉ học khi nào cảm thấy thích.
D. Học suốt đêm để bù lại thời gian đã lãng phí.
Câu 6: Ý nào sau đây là ý nghĩa của khách quan đối với cuộc sống mỗi người?
A. Đưa ra quyết định ít sai lầm hơn trong cuộc sống.
B. Phát triển bình đẳng với nhau.
C. Nhìn nhận đúng bản chất mọi việc xảy ra.
D. Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ con người.
Câu 7: Trong các quan hệ pháp luật, công bằng được thể hiện như nào?
A. Đảm bảo được quy luật cuộc sống.
B. Che giấu cho những việc làm sai trái.
C. Tách biệt được các mối quan hệ.
D. Đảm bảo được các nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng.
Câu 8: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?
A. Tham quan, dã ngoại.
B. Tham gia các hoạt động biểu tình.
C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.
Câu 9: Phân bổ thời gian cụ thể để hoàn thành công việc theo thứ tự là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc.
B. Xác định thời gian cụ thể.
C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 10: Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp là bước thứ mấy?
A. Bước thứ nhất.
B. Bước thứ hai.
C. Bước thứ ba.
D. Bước thứ tư.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự công bằng?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
B. Che giấu tội ác của hung thủ vì sợ liên quan đến gia đình.
C. Không nghe lời khuyên nhủ của bất cứ ai để cải thiện bản thân.
D. Đứng ra bảo vệ bạn thân dù bạn có lỗi với người khác.
Câu 12: Biểu hiện của sống khách quan, công bằng là gì?
A. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình.
B. Không phân biệt giới tính, màu da.
C. Chấp nhận những điều sai trái.
D. Chống đối những người làm ảnh hưởng tới người thân.
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải là cách giải quyết mâu thuẫn?
A. Thảo luận để đưa ra cách giải quyết.
B. Đàm phán về quyền lợi giữa hai bên.
C. Gây chiến nếu cảm thấy bất lợi cho mình.
D. Hòa giải và can ngăn các bất đồng diễn ra.
Câu 14: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 15: Đâu không phải là nội dung của bước xây dựng kế hoạch thực hiện công việc?
A. Phân bổ thời gian hợp lí cho công việc.
B. Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
C. Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
D. Xác định danh sách công việc theo ngày, tuần, tháng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................