Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu một người không có lí tưởng sống?
A. Họ sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc.
B. Họ sẽ dễ dàng đạt được thành công.
C. Họ sẽ cảm thấy chán nản, mất phương hướng.
D. Họ sẽ trở nên giàu có.
Câu 2: Điều nào sau đây là biểu hiện của người có lòng khoan dung?
A. Luôn chỉ trích và phán xét người khác.
B. Sẵn sàng tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của người khác.
C. Giữ thái độ thù địch và căm ghét người khác.
D. Tìm cách trả thù khi bị xúc phạm.
Câu 3: Trường em tổ chức hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo, nhưng một số bạn không muốn tham gia. Em sẽ làm gì?
A. Thuyết phục các bạn hiểu ý nghĩa của việc làm này và khuyến khích tham gia.
B. Không quan tâm vì đó không phải trách nhiệm của mình.
C. Chỉ tham gia nếu được thưởng điểm rèn luyện.
D. Phê phán các bạn không tham gia trước lớp.
Câu 4: Nếu bạn của em vô tình làm hỏng đồ của em, em sẽ làm gì?
A. Tha thứ và góp ý nhẹ nhàng để bạn rút kinh nghiệm.
B. Đòi bạn phải đền ngay lập tức.
C. Giận dữ, không nói chuyện với bạn nữa.
D. Báo cáo với giáo viên để bạn bị phạt.
Câu 5: Tham gia các hoạt động cộng đồng mang lại lợi ích gì?
A. Giúp gắn kết mọi người và phát triển bản thân.
B. Làm tốn thời gian vô ích.
C. Chỉ giúp ích cho người khác, không có lợi cho bản thân.
D. Không liên quan đến cuộc sống của mình.
Câu 6: Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là gì?
A. Đoàn xã.
B. Đoàn phường.
C. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
D. Tỉnh đoàn Thanh niên.
Câu 7: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?
A. Có chức vị cao trong xã hội.
B. Có nhiều của cải, vật chất.
C. Được mọi người yêu mến, tin cậy.
D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội.
Câu 8: Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?
A. Khám sức khỏe định kì.
B. Chữa bệnh.
C. Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh.
D. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.
Câu 9: Những câu hát: “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?
A. Bài hát “Đội ca”.
B. Bài hát “Quốc ca”.
C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.
D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”.
Câu 10: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?
A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
B. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.
C. Học tủ, học gạo.
D. Học đến đâu sào luôn đến ấy.
Câu 11: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?
A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.
C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh.
D. Người khoan dung được mọi người yêu quý.
Câu 12: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?
A. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
B. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.
C. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi, hối hận khi bản thân mắc sai lầm.
D. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 13: Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau?
A. Lớp học nghệ thuật địa phương.
B. Cuộc thi thể thao hàng năm.
C. Ủng hộ quần áo, sách vở cũ cho chương trình “Tết cho trẻ em vùng cao”.
D. Lớp học kĩ năng sống trên lớp.
Câu 14: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?
A. Yêu nước, yêu tập thể.
B. Rộng lượng, chân thành.
C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 15: Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên, học sinh trung học cơ sở cần lựa chọn thái độ nào dưới đây?
A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường.
B. Bị dao động trước những lời rủ rê.
C. Làm theo sự điều khiển.
D. Học đòi, bắt chước.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................