Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Bài 4: Khách quan và công bằng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Khách quan và công bằng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
(21 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện của khách quan là gì?
- Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
- Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
- Nhìn nhận sự vật một cách chính xác.
- Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.
Câu 2: Đối xử bình đẳng, không thiên vị là biểu hiện của cái gì?
- Khách quan
- Công bằng
- Trung thực
- Phân biệt
Câu 3: Thiếu khách quan sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Nhìn nhận đúng bản chất con người.
- Sai lầm trong ứng xử.
- Ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ con người.
- Ứng xử phù hợp với sự việc xảy ra.
Câu 4: Điền từ thiếu vào chỗ trống: “Thiếu khách quan sẽ dẫn tới những ... trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng ... tới các mối quan hệ”.
- Yếu tố; khách quan.
- Bình đẳng; tích cực.
- Nhân tố; tích cực.
- Sai lầm; tiêu cực.
Câu 5: Thiếu công bằng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Nhìn nhận đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
- Con người cảm thấy được tôn trọng, tự tin trong cuộc sống.
- Sai lầm trong ứng xử, công việc.
Câu 6: Ý nào sau đây là ý nghĩa của khách quan đối với cuộc sống mỗi người?
- Đưa ra quyết định ít sai lầm hơn trong cuộc sống.
- Phát triển bình đẳng với nhau.
- Nhìn nhận đúng bản chất mọi việc xảy ra.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ con người.
Câu 7: Trong các quan hệ pháp luật, công bằng được thể hiện như nào?
- Đảm bảo được quy luật cuộc sống.
- Che giấu cho những việc làm sai trái.
- Tách biệt được các mối quan hệ.
- Đảm bảo được các nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng.
Câu 8: Công bằng mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?
- Lợi ích cá nhân cho từng người.
- Mâu thuẫn xảy ra.
- Có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau.
- Bất bình đẳng trong các mối quan hệ.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện nào không phải là khách quan, công bằng?
- Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.
- Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
- Xử phạt những học sinh vi phạm quy định của nhà trường.
- Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?
- Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
- Ủng hộ ý kiến sai theo số đông các bạn trong lớp.
- Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự công bằng?
- Hỗ trợ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Che giấu tội ác của hung thủ vì sợ liên quan đến gia đình.
- Không nghe lời khuyên nhủ của bất cứ ai để cải thiện bản thân.
- Đứng ra bảo vệ bạn thân dù bạn có lỗi với người khác.
Câu 4: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?
- Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
- Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
- Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.
- Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.
Câu 5: Biểu hiện của sống khách quan, công bằng là gì?
- Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình.
- Không phân biệt giới tính, màu da.
- Chấp nhận những điều sai trái.
- Chống đối những người làm ảnh hưởng tới người thân.
Câu 6: Vì sao chúng ta cần phải sống khách quan, công bằng?
- Vì nếu không công bằng sẽ bị phạt bởi luật pháp.
- Vì những hành động công bằng, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.
- Vì chúng ta được giáo dục rằng phải sống khách quan, công bằng.
- Vì con người có thể chung sống trong hòa bình.
Câu 7: Người sống khách quan, công bằng có những biểu hiện nào sau đây?
- Dám phê phán, đấu tranh lại những hành vi thiếu công bằng.
- Có cách cư xử không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
- Có cách cư xử gây mâu thuẫn các mối quan hệ xã hội.
- Có cái nhìn chủ quan về sự vật, hiện tượng xung quanh.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.
- Người sống khách quan luôn phải chịu thiệt thòi.
- Để bảo vệ sự công bằng cần phải tôn trọng lẽ phải.
- Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây nói về sự khách quan, công bằng?
- Nói có sách, mách có chứng.
- Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
- Quân pháp bất vị thân.
- Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Câu 2: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?
- Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.
- Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.
- Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
Câu 3: Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?
- Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không
- Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiêm cho hành động của mình.
- Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.
- Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị thu ngân thanh toán trước cho mình. Nếu em là một trong những người xếp hàng ở đấy, em sẽ xử lí như thế nào?
- Xông vào đánh anh B vì hành vi thiếu lễ phép đó.
- Mặc kệ anh B, dù gì cũng có người lên tiếng chống lại hành động đó của anh.
- Nhẹ nhàng nhắc nhở anh B nên tuân theo quy định xếp hàng, vì có rất nhiều người đang phải đợi.
- Gọi công an tới xử lí hành động gây rối của anh.
Câu 2: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?
- Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
- Vì học sinh là thếhệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
- Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
- Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
=> Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 4: Khách quan và công bằng