Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập Chương 4: Kĩ thuật điện (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Kĩ thuật điện (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KĨ THUẬT ĐIỆN (PHẦN 1)

Câu 1: Nguồn điện có nhiệm vụ:

  1. Cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học cần đo thành tín hiệu điện.
  2. Tiếp nhận và xử lí tín hiệu điện từ cảm biến thành tín hiệu điều khiển tới đối tượng điều khiển.
  3. Cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động.
  4. Vận hành và bảo trì mạng lưới điện.

Câu 2: Cho biết tên của bộ phận (1) trong sơ đồ lắp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm sau

  1. Nguồn 12V – 3A
  2. Cảm biến độ ẩm
  3. Động cơ bơm
  4. Chỉnh ngưỡng tác động

Câu 3: Tên của cảm biến thường được gọi theo:

  1. đại lượng mà cảm biến đó có thể cảm nhận và biến đổi.
  2. người tạo ra cảm biến đó.
  3. hoàn cảnh sử dụng cảm biến đó.
  4. đặc điểm cấu tạo của cảm biến đó.

Câu 4: Mạch điện điều khiển gồm mấy khối?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 5: Đây là loại mô đun cảm biến nào

  1. Mô đun cảm biến ánh sáng.
  2. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
  3. Mô đun cảm biến độ ẩm.
  4. Đáp án khác.

Câu 6: Tên gọi của kí hiệulà:

  1. Dòng điện một chiều.
  2. Dòng điện xoay chiều.
  3. Dây pha.
  4. Dây trung tính.

Câu 7: Tên gọi của kí hiệu  là:

  1. Cầu dao hai cực; ba cực.
  2. Công tắc thường (hai cực).
  3. Công tắc ba cực.
  4. Mạch điện ba pha.
  5. Đáp án A hoặc B đúng.

Câu 8: Mạch điện là:

  1. tập hợp các bộ phận mang điện được kết nối lại với nhau bằng dây dẫn điện để truyền tải điện.
  2. tập hợp các phần tử mang điện được kết nối lại với nhau bằng dây dẫn điện để tạo thành mạch kín cho dòng điện chạy qua.
  3. tập hợp các bộ phận mang điện được kết nối lại với nhau bằng dây dẫn điện và các thiết bị điện để thực hiện chức năng của mạch điện.
  4. Đáp án khác.

Câu 9: Tên gọi của kí hiệu  là:

  1. Cực dương.
  2. Cực âm.
  3. Hai dây dẫn chéo nhau.
  4. Hai dây dẫn nối nhau.

Câu 10: Tên gọi của kí hiệu  là:

  1. Cầu dao hai cực; ba cực.
  2. Công tắc thường (hai cực).
  3. Công tắc ba cực.
  4. Mạch điện ba pha.

Câu 11: Cảm biến là gì?

  1. Thiết bị cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… cần đo như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất, nồng độ chất khí,… thành tín hiệu điện.
  2. Thiết bị cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… trong không gian như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, nồng độ chất khí,…
  3. Thiết bị nhận biết những biến đổi về đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… trong tự nhiên và phát ra tín hiệu khi đến giới hạn cài đặt.
  4. Đáp án khác.

Câu 12: Cách phân loại mô đun là gì?

  1. Dựa theo tên gọi.
  2. Dựa theo chức năng.
  3. Dựa theo dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đây là loại mô đun cảm biến nào

  1. Mô đun cảm biến ánh sáng.
  2. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
  3. Mô đun cảm biến độ ẩm.
  4. Đáp án khác.

Câu 14: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến gồm:

  1. Nguồn điện, đối tượng điều khiển, mô đun cảm biến.
  2. Điều khiển, nguồn điện, phụ tải điện.
  3. Phụ tải điện, máy bơm, điều khiển.
  4. Mô đun cảm biến, nguồn điện, máy bơm.

Câu 15: Thứ tự các bước trong tiến trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dựng mô đun cảm biến là:

(1) Tìm hiểu về mô đun cảm biến

(2) Chuẩn bị

(3) Tìm hiểu sơ đồ mạch điện

(4) Vận hành mạch điện

(5) Lắp ráp mạch điện

  1. (1) – (2) – (4) – (5) – (3)
  2. (2) – (4) – (5) – (3) – (1)
  3. (1) – (3) – (2) – (4) – (5)
  4. (1) – (3) – (2) – (5) – (4)

Câu 16: Yêu cầu riêng đối với kĩ sư điện, kĩ sư điện tử là?

  1. Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện và điện tử.
  2. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống phân phối điện.
  3. Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao.
  4. Đáp án khác.

Câu 17: Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện là;

  1. Kĩ thuật điên.
  2. Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử.
  3. Kĩ thuật lắp đặt và điều khiển trong công nghiệp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Loại mô đun cảm biến có tín hiệu phản hồi dạng bật, tắt làm việc với điện áp nguồn khoảng bao nhiêu VDC?

  1. 10 – 25
  2. 12 – 30
  3. 20 – 40
  4. 15 – 35

Câu 19: Xác định vị trí cổng đầu vào nguồn cấp cho mô đun cảm biến?

  1. (1)
  2. (2)
  3. (3)
  4. Không xác định được

Câu 20: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây theo đúng quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng một mô đun cảm biến

  1. a) Kết nối nguồn điện một chiều 12V vào cực nguồn của mô đun cảm biến
  2. b) Kết nối cảm biến vào mô đun cảm biến
  3. c) Chỉnh ngưỡng tác động cho mô đun cảm biến
  4. d) Kiểm tra và vận hành
  5. e) Kết nối phụ tải vào mô đun cảm biến
  6. e – a – b –c – d
  7. a – c – d – b – e
  8. b – e – a – c – d
  9. b – a – e – c – d

Câu 21: Vai trò của cảm biến ánh sáng là gì?

  1. Phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển.
  2. Phát hiện và phản hồi giá trị về nhiệt độ cho mạch điện điều khiển.
  3. Phát hiện và phản hồi về cường độ ánh sáng cho mạch điện điều khiển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Lựa chọn mô đun cảm biến phù hợp cho tình huống “Cửa tự động mở khi có người và đóng khi không có người”?

  1. Mô đun cảm biến ánh sáng.
  2. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
  3. Mô đun cảm biến độ ẩm.
  4. Mô đun cảm biến hồng ngoại.

Câu 23: Hiện nay, hệ thống trồng rau trong nhà kính ngày càng phát triển, đảm bảo cung cấp rau sach, không bị ảnh hưởng của thời tiết và môi trường. Hệ thống trồng rau trong nhà kính sử dụng nhiều loại mô đun để hỗ trợ quá trình trồng rau. Nhưng loại mô đun nào không được sử dụng?

  1. Mô đun cảm biến ánh sáng.
  2. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
  3. Mô đun cảm biến độ ẩm.
  4. Mô đun cảm biến hồng ngoại.

Câu 24: Nguồn điện một chiều (DC) không có đặc điểm:

  1. Cung cấp điện năng cho mạch điện có tải tiêu thụ điện một chiều (mạch điện một chiều).
  2. Kho mạch điện hoạt động, nguồn điện một chiều tạo ra dòng điện một chiều có giá trị và chiều không thay đổi theo thời gian.
  3. Khi mạch điện hoạt động, nguồn điện một chiều tạo ra dòng điện một chiều có giá trị và chiều thay đổi theo thời gian.
  4. Một số nguồn điện một chiều thông dụng như: nguồn pin, ắc quy, pin năng lượng mặt trời,…

Câu 25: Xác định bộ phận điều khiển bóng đèn sáng và tắt trên mạch điện ở hình 9.1:

  1. Aptomat.
  2. Công tắc.
  3. Ổ cắm.
  4. Dây dẫn.

 

=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 14: Khái quát về mạch điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay